- Bạn gái vừa có bầu được Neymar chiều hết mực: Tổ chức sinh nhật xa hoa trong dinh thự, lộ bằng chứng rõ mồn một sắp kết hôn
- Nhan sắc người mẫu vừa báo tin vui cùng siêu sao Neymar: Nóng bỏng hết nấc, là người thứ 4 nhưng được ưu tiên đặc biệt
- Bất ngờ với mối quan hệ giữa tình cũ của Neymar và bạn gái vừa có bầu
"Thành tích đó như một tiếng sét giữa Chiang Mai (Thái Lan), khiến HLV các đội khác đều sửng sốt", cựu HLV Nguyễn Hoàng An hồi tưởng lại về tấm huy chương vàng lịch sử của điền kinh Việt Nam.
Liên tiếp 3 kỳ SEA Games vừa qua, điền kinh Việt Nam đều xuất sắc vượt Thái Lan để giành vị trí số 1 Đông Nam Á. Tại SEA Games 31, lần đầu tiên trong lịch sử, đội điền kinh giành được tới 22 huy chương vàng, qua đó trở thành bộ môn đóng góp nhiều thành tích nhất cho đoàn thể thao Việt Nam.
Tuy nhiên cách đây gần 30 năm, câu chuyện lại hoàn toàn khác. Vị thế của điền kinh Việt Nam khi đó còn rất khiêm tốn. Giành được tấm huy chương đồng SEA Games đã được coi là thành công.
Nhưng rồi một cơn địa chấn đã xảy ra tại SEA Games 18 (1995), đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong chặng đường phát triển của điền kinh Việt Nam với tấm huy chương vàng đầu tiên.
Người tạo nên chiến tích lịch sử đó là VĐV Vũ Bích Hường, người vẫn được biết đến với biệt danh "Linh dương đen" khi thiết lập kỷ lục quốc gia ở nội dung 100m rào nữ từ năm 18 tuổi (1987).
Dù từng tuyên bố chia tay điền kinh ở tuổi 20 để kết hôn rồi sinh con, tuy nhiên niềm đam mê mãnh liệt với điền kinh đã thôi thúc Vũ Bích Hường quay trở lại với nghiệp VĐV.
Sau khi giành huy chương đồng SEA Games 17, Vũ Bích Hường chuẩn bị cho SEA Games 18 tại Chiang Mai với nhiều khó khăn bởi ảnh hưởng của chấn thương đầu gối.
Ở nội dung 100m rào nữ, Elma Muros của Philippines khi ấy được coi là "độc cô cầu bại" ở khu vực Đông Nam Á và cũng đang nắm giữ kỷ lục SEA Games.
HLV Nguyễn Hoàng An sau này tiết lộ rằng năm đó "chỉ cần đạt được huy chương đồng cũng hạnh phúc rồi", nhưng rồi Vũ Bích Hường đã tạo ra bất ngờ khó tin.
"Vào cuộc đua, Vũ Bích Hường ở hàng số 6, còn Ema Muros ở hàng số 5. Vũ Bích Hường xuất phát rất tốt, lao ra như một mũi tên và nhỉnh hơn đối phương một chút. Sau đó, bạn ấy tiếp tục phát huy được tất cả những gì đã tập luyện, qua rào, ép rào và 3 bước giữa rào rất nhịp nhàng. Nhịp độ của Hường rất tốt. Đến rào thứ 6, Hường vẫn nhanh hơn đối thủ. Tôi ở bên ngoài tự nhủ: "tốt lắm con ơi, cố lên".
Hường sau đó băng băng về đích và giành huy chương vàng. Tôi đứng ở sân mà người run hết cả lên, mắt nhìn lên trời, còn tim đập mạnh, chắc phải run hơn cả VĐV. Nhưng lúc đó mình tự nhủ có đau tim cũng chấp nhận, bởi đó là khoảnh khắc hạnh phúc nhất cuộc đời một HLV. Tôi đứng đấy như lịm đi.
Tất cả đều ngạc nhiên kinh khủng. 3h chiều mà các đèn flash máy ảnh của phóng viên như sao xa vây quanh Vũ Bích Hường. Đó là thành tích không thể nào ngờ được, là một huy chương vàng đáng nhớ của điền kinh Việt Nam. Hôm đó, giống như một tiếng sét giữa Chiang Mai. HLV các đội đều sửng sốt, rồi sau đó đến chúc mừng chúng tôi. Cả tôi và Hường đều rất tự hào", cựu HLV Nguyễn Hoàng An tiết lộ trong chương trình Ký ức thể thao của VTV cách đây ít lâu.
Với thành tích 13 giây 69, Vũ Bích Hường xuất sắc giành về tấm huy chương vàng SEA Games đầu tiên cho điền kinh Việt Nam. Cần nói thêm, cả đại hội năm đó, tổng số huy chương vàng của đoàn thể thao Việt Nam chỉ là 10.
Nhiều năm đã trôi qua, hình ảnh Vũ Bích Hường bật khóc sau khi về đích vẫn được nhắc nhớ đến như một biểu tượng chiến thắng trong nỗ lực phát triển của điền kinh Việt Nam. Tấm huy chương vàng của Vũ Bích Hường cũng được xem là cột mốc đáng nhớ cho hành trình vươn tầm và dần đạt được vị trí thống trị tại SEA Games của bộ môn này.
"Khi ấy cảm xúc rất vui và hãnh diện vì được đóng góp một phần bé nhỏ cho thể thao nước nhà. Từ năm 1995 trở về trước đó, điền kinh Việt Nam ít được biết đến nhưng sau giải huy chương vàng đó nhiều nước đã biết đến thể thao của Việt Nam nhiều hơn", Vũ Bích Hường trải lòng với truyền thông vào năm 2022.
Dù trong các kỳ SEA Games sau đó, việc Thái Lan nhập tịch VĐV gốc Mỹ Trecia Robert khiến Vũ Bích Hường không thể bảo vệ được ngôi hậu, tuy nhiên thành tích 1 huy chương vàng, 4 huy chương bạc, 1 huy chương đồng, cùng 2 lần dự Olympics (1996 và 2000) vẫn giúp cô trở thành một trong những tượng đài của điền kinh Việt Nam.
Giờ đây, sau quãng thời gian khó khăn liên tiếp ập đến, phải trải qua 2 năm không thể đi lại vì tai nạn giao thông, Vũ Bích Hường đã có thể trở lại để tiếp tục cháy với đam mê điền kinh của mình.
Trong vai trò huấn luyện viên của Trung tâm huấn luyện thể thao và thi đấu Hà Nội, "Linh dương đen" Vũ Bích Hường thưở nào đang từng ngày nỗ lực để điền kinh Việt Nam tiếp tục có được những thế hệ kế cận xuất sắc.
LĐBĐ Thái Lan có động thái mới, HLV Mano Polking không tới CLB Công an Hà NộiTags