- Ung thư phổi ngày càng phổ biến vì nhiều người mắc 3 thói quen tai hại này: Bỏ ngay nếu không muốn tự chôn sống chính mình
- Ở chốn công sở, 8 hành vi này cần tránh xa nếu không muốn bị đánh giá là ngu ngốc: Điều đầu tiên 10 người thì 9 người mắc phải
- Thất nghiệp ở tuổi 30, không có nổi mảnh tình vắt vai, cô gái trẻ rơi vào khủng hoảng: Chuyên gia khuyên nên lập tức làm ngay 5 việc để ‘đổi vận’
3 cách sau sẽ giúp bạn "thăng quan tiến chức" vù vù.
Zhang Shun (40 tuổi, Trung Quốc) mới được thăng chức trở thành giám đốc tuyển dụng tại một tập đoàn có tiếng ở Thụy Sĩ.
Trước đây, anh là người có năng lực bình thường, không được lòng lãnh đạo. Thậm chí, anh còn bị nhiều đồng nghiệp coi thường, chế giễu. Tuy vậy nhưng Zhang Shun không lấy làm bận tâm. Anh tập trung đi theo con đường riêng của mình, không ngừng nỗ lực để gặt hái thành tựu.
Nhờ vậy nên Zhang Shun ngày càng được lên chức vụ cao, đầu tiên là quản lý, trưởng phòng, phó giám đốc. Và gần đây nhất, anh đã trở thành giám đốc tuyển dụng ở một tập đoàn lớn.
Từ kinh nghiệm của mình, Zhang Shun quyết định chia sẻ bí quyết độc đáo về cách thăng tiến trong công việc.
1. Làm "ốc sên" ngoài 8 tiếng
Zhang Shun liên tục thay đổi lịch trình của mình. Ngoài 8 tiếng theo quy định của công ty, anh sẵn sàng tăng ca, đi gặp khách hàng và giải quyết bất cứ công việc nào được sếp giao ngoài giờ. Cũng vì thế mà lịch trình của anh không cố định, thay đổi theo từng phút, từng giờ.
Vào đợt cao điểm, anh thức đến 12 giờ đêm làm việc, thậm chí còn xử lý mail (thư điện tử) đến 2-3 giờ sáng.
Anh đã sử dụng thời gian ngoài giờ làm việc để liên hệ với các đối tác ở nước ngoài như Mỹ, Anh, Nga,… Anh cho rằng "sự khác biệt về thời gian là con số 0". Nhờ đó, Zhang Shun luôn là người nắm vững chiến lược, có những hướng đi cụ thể khiến lãnh đạo rất hài lòng.
Tất nhiên xung quanh Zhang Shun có nhiều đồng nghiệp đố kỵ, ghen tức. Họ nói xấu, đặt điều, thậm chí là tố tụng anh. Nhưng Zhang Shun không bao giờ để tâm đến những điều tiêu cực. Anh chỉ tập trung vào mục tiêu của mình và nỗ lực hoàn thành vượt kỳ vọng.
Cách làm việc của Zhang Shun chính là chiến lược "ốc sên". Nghĩa là bạn sẵn sàng bỏ qua điều nhỏ nhặt, lợi nhuận ngắn hạn để bám sát mục tiêu đã đề ra. Đến một ngày nào đó, khi ngoảnh đầu nhìn lại, bạn sẽ thấy hiệu quả đáng kể. Giống như chú ốc sên cần mẫn bò về vạch đích, bỏ qua mọi thứ xung quanh.
Chính sức mạnh của sự nỗ lực thầm lặng và không mệt mỏi sẽ biến điều bình thường trở nên phi thường. Nhịp sống xã hội hiện đại vô cùng khẩn trương, đôi khi khiến con người trở nên hoang mang, ảo tưởng muốn thành công sớm. Tuy nhiên, háo hức với thành công dễ gây mất tập trung, đánh mất ý định ban đầu, quên đi điều then chốt.
2. Hãy dũng cảm làm kẻ "đánh cắp" thời gian
Một ngày chỉ có 24 giờ, ngoài nhu cầu cơ bản là ăn ngủ thì thời gian thật sự tập trung cho công việc luôn bị hạn chế. Biết rõ điều này, Zhang Shun đã có một bí quyết cho mình và anh đặt tên là "đánh cắp" thời gian.
Cách đầu tiên là từ bỏ tính trì hoãn. Zhang Shun từng là người chậm chạp, hay trì hoãn, "cao su" giờ. Chẳng hạn như với một công việc có thể giải quyết trong vòng 2 tiếng, nhưng anh luôn kéo dài thời gian đến 5-6 tiếng. Nghĩa là thời gian xử lý công việc tăng gấp đôi.
Zhang Shun nhận ra đây là cách làm việc độc hại khiến chúng ta mất đi sự tập trung, dẫn tới hiệu quả kém. Chưa kể trong quá trình thực hiện còn nảy sinh tâm trạng tiêu cực.
Vì vậy nên Zhang Shun đã cố gắng tối ưu hóa quá trình làm việc, nâng cao quy tắc bản thân. Chẳng hạn như trong 1 buổi sáng, anh dành 15 phút để suy nghĩ và viết ra các mục tiêu. 2 tiếng sau đó, anh tập trung xử lý các đầu việc khó – việc mà anh cảm thấy bản thân dễ bỏ cuộc. Thời gian còn lại, anh sẽ xử lý những công việc đơn giản.
Cách "đánh cắp" thời gian thứ 2 là luôn cố gắng làm nhiều việc cùng một lúc, kết hợp song song giữa các đầu việc. Tuy nhiên cần lưu ý đảm bảo các đầu việc vận hành một cách trơn tru, hạn chế sai sót. Bởi nếu không sẽ gây rắc rối lớn.
Sử dụng thời gian như một đòn bẩy, tận dụng tối đa thời gian là cách tốt nhất giúp bạn đạt được hiệu quả trong công việc
3. "Gắn nhãn" cho bản thân để tạo một thương hiệu riêng
Zhang Shun rất giỏi trong việc "dán nhãn" bản thân. Trước đây, với vị trí là Trưởng phòng phát triển bền vững, anh đã tận dụng chuyên môn biến những thành tựu đạt được thành câu chuyện cá nhân truyền cảm hứng.
Zhang Shun sẽ chủ động nói cho đồng nghiệp và lãnh đạo biết phương hướng phát triển của mình, những khó khăn đã gặp phải và cách vượt qua.
Anh cũng tạo một tài khoản chính thức trên mạng xã hội để thường xuyên chia sẻ câu chuyện của mình, clip truyền cảm hứng đến mọi người. Anh luôn cố gắng hoàn thành tốt chuyên môn và tư cho mình là chuyên gia trong lĩnh vực đó. Dần dần điều này chiếm lĩnh tâm trí những người xung quanh.
Có một hiệu ứng "dãn nhãn" trong tâm lý học. Đó là khi một người được "dán nhãn", họ sẽ tự gợi ý những hành vi của chính mình để phù hợp với nội dung của "nhãn" đó.
Từ kinh nghiệm của Zhang Shun, trong môi trường làm việc hiện đại, bạn cần nêu ra được những điểm sáng của mình ngay từ đầu. Và bạn cần thể hiện điều đó ra với người khác. Khi có cơ hội, mọi người xung quanh sẽ lập tức nghĩ đến bạn đầu tiên.
"Dán nhãn" bản thân cũng có thể kích thích tiềm năng của bạn. Giúp bạn gieo những gợi ý cùng tâm trạng tích cho bản thân để đứng dậy sau những vấp ngã. Từ đó dễ dàng đạt được thành công trong tương lai.
Tags