- 2 dấu hiệu nhận biết bạn có phải là người có phúc khí hay không: Đặc điểm càng rõ ràng phúc khí càng sâu rộng, không mời tự đến!
- 3 kiểu người càng sống càng phúc dày, tai hoạ tự tránh xa: Bạn có thuộc nhóm người này?
- Người có 3 điểm vàng này càng sống càng hưởng phúc dày: Cuộc đời giàu sang hay không đều trông cậy vào đây
3 triết lý nhân văn dưới đây của Lão Tử tạo ảnh hưởng sâu sắc đối với nhiều thế hệ ở ngàn đời và có thể thay đổi tư tưởng của nhiều người.
Là người sáng lập ra Đạo gia, Lão Tử có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của triết học Trung Quốc. Cốt lõi trong tư duy của ông là phép biện chứng đơn giản, lưu lại trong Đạo Đức Kinh.
Trong cuốn này, Lão Tử dùng từ "đạo" để giải thích về sự phát triển biến hoá của vạn vật trong vũ trụ. Những triết lý về cuộc sống của ông trong cuốn sách khiến người đời và hậu thế phải nghiêng mình khâm phục. Dưới đây là 3 bài học lớn ở đời mà hậu thế cần lĩnh hội để hiểu sâu về cuộc đời:
1. Biết thế nào là đủ thì sẽ luôn có đủ
Trong chương 46 Đạo Đức Kinh, Lão Tử giảng: Họa mạc đại ư bất tri túc. Cửu mạc đại ư dục đắc. Cố tri túc chi túc, thường túc hĩ. Câu này nghĩa là không hoạ nào lớn bằng không biết đủ, không hại nào lớn bằng ham muốn có được cho nên biết thế nào là đủ thì sẽ luôn có đủ.
Đại đa số những người gặp thống khổ và phiền não đều bắt nguồn từ chính lòng tham ở bên trong. Càng truy cầu vật chất, bạn sẽ càng tự tăng áp lực cho bản thân. Loại áp lực này không phải từ thế giới bên ngoài mang đến, mà là tự mình chuốc lấy.
Thông thường con người đau khổ không phải vì họ có quá ít mà đa phần do sở hữu quá nhiều. Nội tâm ham muốn quá nhiều nhưng thực tế đâu phải lúc nào muốn là được.
Vậy nên sống phải có chừng mực bởi lòng tham không đáy có thể dẫn con người đến vực thẳm. Gạt bỏ những ham muốn không phù hợp trong lòng sang một bên, bạn sẽ thấy mình trở nên thư thái rất nhiều, áp lực trong cơ thể bỗng chốc được giải toả. Vậy nên Lão Tử cho rằng người giàu kẻ nghèo quyết định bởi sự "biết đủ" hay "không biết đủ".
2. Biết người là khôn, biết mình là sáng suốt
Trong chương 33 của Đạo Đức Kinh, Lão Tử giảng: Tri nhân giả trí, tự tri giả minh. Thắng nhân giả hữu lực, tự thắng giả cường. Tri túc giả phú, cường hành giả hữu chí. Tức là kẻ biết người được gọi là khôn, tự biết mình là sáng suốt. Thắng người là người có sức mạnh, thắng mình là người mạnh thực sự. Một người thành công phải tự mình thắng được bản thân.
Chúng ta thường khó hiểu mình hơn người khác. Thay vì chiến thắng người khác, chúng ta cần chiến thắng chính mình.
Theo học thuật Trung Quốc, Yin và Yang là biểu tượng cho hai cực âm và dương trên vòng bát quái, thể hiện sự dung hoà giữa hai thái cực đối lập như sáng - tối, đen - trắng, nam - nữ.
Theo đó, vạn vật trong tự nhiên đều tồn tại hai mặt đối lập, hòa hợp, bổ sung và phụ thuộc lẫn nhau.
Cuộc sống vật chất đã khiến chúng ta luôn tập trung vào việc kiếm tiền nhiều hơn là lắng nghe nội tâm bản thân. Nhìn từ quan điểm của Đạo giáo, những hành động này thuộc về cực dương, là những chuyển động bên ngoài, và chúng ta cần một sự cân bằng giữa hai thái cực.
Do đó, Đạo Đức Kinh khuyến khích chúng ta nên dành thời gian để trau dồi cực âm, là nội tâm bên trong của bản thân, học cách hiểu bản thân trước khi hiểu người.
3. Biết chịu thiệt chưa chắc đã là thiệt
Trong Đạo Đức Kinh ở chương 28 có viết: Vật hoặc tổn chi nhi ích, hoặc ích chi nhi tổn, nghĩa là vật khi bớt đi mà lại tăng thêm, có khi tăng thêm mà hoá ra là bớt đi. Ở đời có lúc nghĩ mình chịu thiệt nhưng hoá ra là được lợi, cũng có lúc được lợi nhưng thực tế là chịu thiệt.
Mọi thứ tồn tại đều tuân thủ quy luật âm dương, dương thịnh thì âm suy, âm thịnh thì dương suy. Mấu chốt ở đây không phải âm bao nhiêu, dương bao nhiêu mới thích hợp mà cân bằng âm dương mới có thể hợp nhất với Đạo của đất trời.
Đôi khi vì lợi ích nhất thời nhưng lại phá vỡ sự cân bằng âm dương, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định sau này. Có lúc chịu tổn thương tạm thời nhưng lại giúp duy trì cân bằng âm dương, ngược lại sẽ thúc đẩy rất nhiều cho sự hòa hợp về sau.
Chính vì vậy các bậc hiền nhân thường chú ý đến sự may mắn và tài lộc hơn là lợi ích. Mà may mắn và tài lộc chính là tác động được tích lũy lâu dài chứ không vì lợi ích và tổn thất hiện tại.
Do đó, người xưa tin rằng, muốn có may mắn và tài lộc thì cần tích đức và làm việc thiện, trời đất sẽ "chăm sóc" bạn. Viên Liễu Phàm, một tác giả thời nhà Minh, đã viết: Mệnh do kỷ lập, phúc tự kỷ cầu (Số phận của mỗi người do bản thân của người đó tạo ra, phúc do bản thân tự đi tìm).
Tags