(Thethaovanhoa.vn) - Mua bản quyền giải ngoại hạng Anh là một trong những vấn đề mà Việt Nam phải coi mình là một thành viên của nhiều tổ chức thương mại, kinh tế quốc tế.
- Bản quyền Ngoại hạng Anh: Cuộc chiến không chỉ ở Việt Nam
- Vén màn bí mật đấu thầu bản quyền giải Ngoại hạng Anh: Không cho 'liên danh', không có giá sàn
Câu trả lời và cũng là để thuyết phục chúng ta tin (một phần) ở chính quyền Mỹ, rằng đó là hai việc hoàn toàn khác nhau. Chính quyền Mỹ muốn thúc đẩy quan hệ vì lợi ích quốc gia cũng như vị thế được cải thiện của Việt Nam ở khu vực và châu lục. Còn các doanh nghiệp Mỹ khởi kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá và hưởng trợ giá khi xuất khẩu vào Mỹ vì họ muốn bảo vệ lợi ích của chính họ. Trợ giá hay phá giá đôi khi chỉ là việc các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi trong việc thuê khoán đất, vay vốn ngân hàng từ những chương trình, chính sách của nhà nước.
Sức mạnh của các hiệp hội doanh nghiệp Mỹ lớn tới mức có thể làm chia rẽ Quốc hội Mỹ và biến con đường từ Nhà Trắng tới Quốc hội trở nên rất xa dù chỉ cách nhau chừng một dặm. Nói cách khác, chính quyền Mỹ nhiều khi không can thiệp được vào những vụ kiện như thế. Mối quan hệ đối tác chiến lược, đồng minh thân cận hay toàn diện cũng không có ý nghĩa gì nhiều trong những trường hợp tranh chấp thương mại.
Chỉ có một cách là Việt Nam phải được công nhận là có nền kinh tế thị trường, điều mà nhiều quốc gia ở châu Âu, Mỹ... vẫn chưa chịu vì cho rằng chúng ta vẫn còn vài vướng mắc, trong đó có chuyện ứng xử với các khối doanh nghiệp khác nhau.
2. Cách đây hơn chục năm, hàng loạt các đài truyền hình ra đời được đón nhận hồ hởi. Sự ra đời của VTC tạo nên sự cạnh tranh tích cực về các chương trình thể thao, từ việc trực tiếp giải V-League cho tới các giải vô địch quốc gia châu Âu, trong đó có Ngoại hạng Anh. Ngay chính VTV cho ra đời hệ thống truyền hình trả tiền là VTVcab với kênh BóngđáTV cũng tạo nên sự cạnh tranh về chất lượng nội dung, hình ảnh ngay trong chính VTV, để rồi tới nay các bản tin thể thao của VTV1 và VTV3 cùng rất ấn tượng. Rồi K+ xuất hiện thì tiêu chí chất lượng hình ảnh trở thành một biểu tượng của sự chuẩn mực.Có thể kể thêm về sự cạnh tranh mang tính thị trường rõ ràng luôn mang lại những kết quả tích cực. Sau khi Vnews ra đời thì VTV có những thay đổi và cải tiến vượt bậc. Sau khi SCTV phát triển thị trường phía Bắc thì VTVcab phải quan tâm chăm sóc tới những khách hàng hiện tại của họ hơn chứ không duy trì thói quen khách hàng gọi điện thì 2-3 ngày sau mới tới.
3. Nói tới sự cạnh tranh về truyền hình thì không có gì nóng hơn về chuyện bản quyền các giải đấu thể thao. Nó cũng là một trong những lĩnh vực thể hiện tính chất thị trường.
Kênh BóngđáTV ra đời cách nay hơn chục năm có cái logo đến nay vẫn sử dụng có rất nhiều kỷ niệm. Logo to, dầy nhìn không mỹ thuật lắm, nhưng lại đủ lớn để che được logo các đài của tây. Đó là giai đoạn mà hình ảnh các sự kiện thể thao, các trận bóng đá châu Âu hiếm khi phải mua.
Nhưng việc Việt Nam gia nhập sâu rộng các tổ chức thương mai khu vực và quốc tế thì yếu tố bản quyền truyền hình không phải là chuyện chỉ cần che cái logo là xong. VTC mua bản quyền (nhưng không độc quyền) giải ngoại hạng Anh, nên VTVCab chỉ có thể thực hiện Việt hóa phần bình luận trên ESPN và Star Sports - 2 kênh thuộc hệ thống VTVCab. K+ mua bản quyền ngoại hạng Anh trong đó có một phần những trận đấu độc quyền tạo nên sự đố kị nhưng đó là cuộc chơi của thị trường.
4. Fox Sports là một kênh thể thao từng rất mạnh ở Mỹ. Nhưng NBC Sports nay vươn lên nhờ độc quyền giải ngoại hạng Anh từ năm 2013 và sẽ có thêm 6 năm nữa, khiến cho Fox Sports suy yếu đáng kể. Fox từng rất mạnh khi American Idol là chương trình ăn khách, nhưng NBC giờ áp đảo vì quảng cáo đổ dồn hết vào The Voice.
Cái thiệt trước mắt là sự suy yếu của một kênh truyền thống như Fox, nhưng cái lợi là cạnh tranh thị trường thực sự. Mà lợi ích của một nền kinh tế thị trường được công nhận rộng rãi thì không gì sánh được. Lịch sử và thực tại đã và đang chứng minh rồi.
Phạm Tấn
Thể thao & Văn hóa
Tags