Lễ tang Hòa thượng Thích Trí Quang thực hiện theo hình thức tâm tang, không cử hành tang lễ

Thứ Hai, 11/11/2019 07:38 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Lễ tang Hòa thượng Thích Trí Quang do môn đồ, pháp quyến thực hiện theo hình thức tâm tang, không cử hành tang lễ, các đệ tử chỉ tụng kinh, niệm Phật cho đến khi đưa đi hỏa táng.

Lễ tang đồng chí Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên

Lễ tang đồng chí Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên

Sáng 10/4/2019, tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, Lễ tang Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn được tổ chức trọng thể theo nghi thức Lễ tang cấp Nhà nước.

Theo chương trình lễ tang của Hòa thượng, sau lễ nhập quan, các đệ tử thụ tâm tang. Lễ hỏa thiêu (trà tỳ) sẽ diễn ra vào sáng 11/11 (tức ngày 15/10 năm Kỷ Hợi), sau đó đem tro cốt về Tổ đình Từ Đàm, số 1 Sư Liễu Quán, phường Trường Thi, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Chú thích ảnh
Hòa thượng là vị sư có nhiều ảnh hưởng đến tăng ni, Phật tử Phật giáo Việt Nam ở trong và ngoài nước

Do tuổi cao, sức yếu, Hòa thượng đã viên tịch vào hồi 21 giờ 45, ngày 8/11/2019 (nhằm ngày 12/10 năm Kỷ Hợi) tại chùa Từ Đàm, trụ thế 97 năm, hạ lạp 72 năm.

Hòa thượng Thích Trí Quang (thế danh Phạm Quang) sinh năm 1923 tại làng Diêm Điền, phường Đức Ninh Đông, thành phố Đông Hới, tỉnh Quảng Bình, hiện cư trú tại chùa Từ Đàm (số 1 Sư Liễu Quán, phường Trường Thi, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Hòa thượng là một trong những vị sáng lập phong trào chấn hưng Phật giáo tại miền Trung Việt Nam, là tác giả của nhiều công trình giảng luận Phật pháp, luật học của người xuất gia, là nhà phiên dịch chú giải kinh điển Đại thừa và hàng trăm bài khảo luận dựng lại tinh thần Phật giáo trong thời kỳ chấn hưng Phật giáo, làm nền tảng cho Phật học và thái độ ứng xử theo chính pháp.

Năm 1963, Hòa thượng Thích Trí Quang là người có vai trò quan trọng trong phong trào phản đối chính sách kỳ thị Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Năm 1975, sau khi đất nước thống nhất, Hòa thượng tu tại chùa Già Lam (Thành phố Hồ Chí Minh). Tại đây, Hòa thượng chuyên tâm hành trì, viết sách, dịch và chú giải kinh, luật, luận. Năm 2014, Hòa thượng về chùa Từ Đàm (tỉnh Thừa Thiên - Huế). Hòa thượng là vị sư có nhiều ảnh hưởng đến tăng ni, Phật tử Phật giáo Việt Nam ở trong và ngoài nước.

Chu Thanh Vân - TTXVN

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›