Libya ra lệnh bắt giữ hàng chục phiến quân nghi tấn công căn cứ dầu mỏ và quân sự

Chủ nhật, 06/01/2019 15:18 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 5/1, chính quyền Libya đã ra lệnh bắt giữ 37 phiến quân nổi dậy, trong đó có một số tay súng người Chad và Sudan, bị nghi ngờ có liên quan đến những cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ và căn cứ quân sự của quốc gia Bắc Phi này.  

Mỹ tiêu diệt 11 tay súng tình nghi của Al-Qaeda tại Libya

Mỹ tiêu diệt 11 tay súng tình nghi của Al-Qaeda tại Libya

Quân đội Mỹ ngày 30/11 tuyên bố đã tiêu diệt 11 tay súng tình nghi liên quan tới mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda rong một cuộc không kích nhằm vào khu vực sa mạc ở Tây Nam Libya.

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, các lệnh bắt giữ này được áp dụng đối với 22 phiến quân người Chad, 9 người Sudan và 6 người Libya. Những người này bị buộc tội liên quan đến một số cuộc tấn công vũ trang nhằm vào các nhà máy dầu ở miền Đông Libya hồi năm ngoái và tại căn cứ không quân Tamenhant, cách thủ đô Tripoli khoảng 500 km về phía Nam, hồi tháng 5/2017. Trong số 6 người Libya bị truy nã có cựu lãnh đạo quân đội Hồi giáo Libya (GICL) Abdelhakim Belhaj và thủ lĩnh của một nhóm dân quân Ibrahim Jadhran.    

Chú thích ảnh
Cựu lãnh đạo quân đội Hồi giáo Libya (GICL) Abdelhakim Belhaj

Theo một tuyên bố công bố trên các phương tiện truyền thông, Tổng chưởng lý Libya dẫn nguồn tin từ các cơ quan an ninh cho biết "một số người Libya đã kêu gọi các phần từ của phe đối lập Sudan và Chad tham gia các cuộc tấn công này". Ngoài ra, tuyên bố cũng cho biết một số nhà lãnh đạo phiến quân Chad cũng đã xuất hiện ở miền Nam nước này.   

Libya rơi vào tình trạng bất ổn và bạo lực leo thang kể từ sau cuộc chính biến lật đổ nhà lãnh đạo Moamar Gadhafi năm 2011. Bất chấp thỏa thuận đạt được năm 2015, Libya vẫn chìm trong bạo lực, hỗn loạn và chia rẽ chính trị. Hiện ở quốc gia này tồn tại hai chính quyền với các lực lượng vũ trang riêng, gồm Chính phủ đoàn kết dân tộc (GNA) được Liên hợp quốc ủng hộ hoạt động tại thủ đô Tripoli do Thủ tướng Fayez al-Serraj lãnh đạo và một chính quyền tại miền Đông được Tướng Khalifa Haftar hậu thuẫn.

GNA vẫn chưa thể thành lập lực lượng quân đội riêng, mà vẫn phải dựa vào các nhóm dân quân để bảo vệ thủ đô. Hiện biên giới của Libya với một số quốc gia như Chad và Sudan đang là nơi ẩn náu và hoạt động của các nhóm phiến quân, trong đó, một số chuyên làm nhiệm vụ là lính đánh thuê.

TTXVN

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›