World Cup 1982 tại Tây Ban Nha là lần đầu tiên giải đấu được mở rộng ra thành 24 đội bóng với vô số những bất ngờ. Đó là sự xuất hiện của một cái tên mới tinh Cameroon, Kuwait hay Algeria và đây cũng là kì World Cup có nhiều điều thú vị, đáng nhớ khác. Đó là lần đầu tiên Diego Maradona trình làng trước bóng đá thế giới, một sự khởi đầu không thực sự suôn sẻ: Maradona phải nhận thẻ đỏ trong trận Brazil thua Argentina ở vòng bảng thứ 2.
Ngoài tấm thẻ đỏ của Maradona, World Cup 1982 còn ghi lại một trong những sự kiện kì lạ của nó là sự cố trong trận Pháp gặp Kuwait, trong tình huống Pháp tấn công một tiếng còi cất lên và các cầu thủ Kuwait dừng lại để Alan Giresse ghi bàn, nhưng vấn đề là tiếng còi ấy không phải của trọng tài mà xuất phát từ trên khán đài. Bàn thắng này được công nhận, nhưng hoàng tử Fahid – Chủ tịch LĐBĐ Kuwait khi đó đã xuống đường biên và tranh cãi với trọng tài, ông dọa sẽ rút khỏi đội bóng khỏi giải đấu. Áp lực khiến trọng tài phải thay đổi quyết định của mình nhưng kết quả Pháp vẫn thắng 4 – 1. Trọng tài chính bị treo còi và Fahid bị phạt 14000 đô la mỹ.
Nhưng điểm nhấn về chuyên môn vẫn là ấn tượng nhất đối với kì World Cup này, đầu tiên là Brazil, đây là kì World Cup họ sở hữu thế hệ tài năng nhất kể từ năm 1970 với những ngôi sao như Falcao, Zico, Socrates và tiền đạo tài năng Garrincha. Những người đã tạo ra thứ bóng đá quyến rũ và lãng mạn, ở đây người ta nói đến cú sút phạt kĩ thuật lá vàng rơi của Zico và Socrates người được gọi với cái tên bác sĩ không chỉ vì ông có bằng y khoa và sự thông minh với những đường chuyền tinh tế của ông ví sắc như dao phẫu thuật. Nhưng Brazil phải dừng bước trước Italy của Baresi, trong trận đấu được gọi là Waterloo của bóng đá thế giới.
Ngôi sao lớn nhất của Italy là Rossi trở lại đội tuyển sau 2 năm bị cấm thi đấu, ông thậm chí không ghi nổi một bàn nào ở vòng bảng đầu tiên, nhưng đến vòng bảng thứ 2 Rossi đã tỏa sáng xứng đáng với niềm tin của Bearzot. Đầu tiên là cú hattrick vào lưới Brazil giúp Italy vào bán kết, trước khi đánh bại Ba Lan và chờ Đức ở trận đấu cuối cùng. Đối thủ Đức của họ có trận đấu để đời với Pháp ở trận đấu còn lại, bị dẫn trước 3 – 1 ở hiệp phụ nhưng Đức vẫn gỡ hòa và hạ Pháp trên chấm 11m, trận đấu kinh điển của tinh thần thép Đức nhưng thứ thép ấy đã bị tan chảy vì thể lực bị bào mòn. Trận chung kết là sân khấu của Italy của Rossi và các đồng đội nhưng bàn thắng thứ 6 giúp ông trở thành vua phá lưới, chào đón chiếc cúp vàng thế giới thứ 3 của Italy.
Tags