- Không thể thăng chức, tăng lương dù làm việc chăm chỉ: 6 điều tối kỵ cản trở sự nghiệp, kéo bạn tụt lùi
- Nữ tỷ phú BĐS hàng đầu 3 lần cầu hôn “Đường Tăng” đều bị từ chối: Tài sản lên đến 5,8 tỷ USD, bản di chúc gây bất ngờ
- Khả Ngân cặp kè bạn diễn mới sau 'Gia đình mình vui bất thình lình', nói gì khi bị chê diễn dở?
Được mệnh danh là "mỏ vàng dinh dưỡng", loài cây dễ dàng chăm sóc này được coi là giải pháp tuyệt vời cho vấn đề về lương thực.
Trái cây được dùng như ... thịt
Tờ Forbes viết rằng, rất lâu trước khi đậu phụ được biết tới như một món ăn chay, nó đã là một thành phần quan trọng trong ẩm thực châu Á. Hàng nghìn năm sau khi được phát hiện, đậu phụ cuối cùng cũng đã đi vào ẩm thực phương Tây như một chất thay thế thịt và sữa.
Và mít những năm gần đây nổi lên như một loại "đậu phụ" mới - thứ quả mà mọi người đã ăn từ rất lâu và giờ lại gây được tiếng vang lớn khi người ta tìm kiếm các giải pháp thay thế các cây lương thực.
Tờ Forbes cho biết, ở nhiều nơi như Bangladesh, mít từ lâu đã được dùng như một đồ ăn thay thế thịt. Hiện nay, xu thế này đã lan sang các nước châu Âu. Một số cửa hàng tại Anh đã dùng mít non để thay thế thành phần thịt trong các món ăn, biến món ăn mặn ban đầu trở thành một món chay.
Theo Đông y, các món ăn với mít non có nhiều tác dụng như bổ tỳ, hòa can, tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít sữa.
Những món ăn như canh nấu mít non lá lốt, cá kho mít non, gỏi mít non, mít non xào sả ớt, mít non xào hến... tuy bình dị, mộc mạc nhưng ai đã một lần thưởng thức thì không thể quên được hương vị thơm ngon, đậm đà của nó.
Mít là loại trái cây rất phổ biến đối với người Việt Nam, có thể mua được ở nhiều mùa trong năm với giá tương đối rẻ.
Công dụng cứu sống con người
Tờ The Guardian (Anh) mô tả về loại trái cây này như sau: "Nó to, có gai, bên trong rất nhiều nhựa và bốc mùi không mấy dễ chịu, nhưng nó có thể giúp hàng triệu người thoát khỏi nạn đói."
Ngân hàng Thế giới và Liên hợp quốc từ lâu đã cảnh báo rằng, nhiệt độ tăng và lượng mưa thất thường làm giảm lượng lúa mì và ngô, dẫn tới những vấn đề về lương thực. Và mít nổi lên như một giải pháp hiệu quả. Chúng có được coi là "mỏ vàng" dinh dưỡng và không đòi hỏi tiêu chuẩn cao về tưới tiêu và chăm sóc.
Shyamala Reddy, nhà nghiên cứu công nghệ sinh học tại Đại học Khoa học Nông nghiệp ở Bangalore, Ấn Độ, cho biết: "Đó là một điều kỳ diệu. Nó có thể cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng và calo. 10-12 múi mít có thể giúp chúng ta duy trì cơ thể được trong nửa ngày mà không cần ăn thêm gì."
Nyree Zerega, một nhà nghiên cứu về sinh học thực vật tại Vườn bách thảo Chicago, người đã nghiên cứu về mít ở Bangladesh, cho biết, ngoài giá trị dinh dưỡng cao, loại trái cây này còn rất đa năng. Hạt, quả non và quả chín đều ăn được. Gỗ từ cây mít cũng có giá trị.
"Tôi nghĩ rằng, nó có thể đóng vai trò quan trọng hơn nhiều trong việc ăn kiêng và có thể trở thành một mặt hàng chủ lực", Nyree Zerega cho biết.
Bỏ đi thay vì bảo quản
Tờ Daily Mail (Anh) gọi mít là loại trái cây thần kỳ.
Sau nghiên cứu về những công dụng của mít và việc chúng có thể trở thành giải pháp tuyệt vời về lương thực, nhiều người đã cố gắng "đột nhập" thị trường lương thực bằng quả mít, cách bán nó như một loại thực phẩm thay thế thịt lợn và tốt cho sức khỏe.
Dự án "Project Jackfruit" được bắt đầu bởi hai doanh nhân Jordan Grayson và Abi Robertson ở Birmingham, Anh. 2 người đã tìm kiếm loại thực phẩm có thể thay thế thịt trong bữa ăn của họ. Cặp đôi này bán những phần mít đã được sơ chế sẵn, nguồn gốc từ Ấn Độ, với các hương vị như thịt nướng, thịt bò khô.
Cô Robertson nói với Daily Mail: "Một số người ban đầu có vẻ rất e ngại về mùi vị nhưng một khi đã thử thì ai cũng bất ngờ. Nó tốt cho sức khỏe của bạn hơn là thịt."
Tờ Daily Mail cho rằng, trong khi loại quả này được tiêu thụ rộng rãi ở Việt Nam và Banglesh và nhiều nơi khác mà cây trồng này phát triển mạnh mẽ, thì phần lớn mít ở Ấn Độ bị lãng phí. Điều này là do mít ở Ấn Độ nổi tiếng là "trái cây của người nghèo" và nhiều người đã để trái cây hỏng không dùng tới thay vì bảo quản để sử dụng. Tuy nhiên, nhiều tổ chức đã hành động để thay đổi thói quen này và hiện nay đã đạt được những kết quả khả quan.