- Bên trong ngôi trường có học phí gần 3 tỷ đồng/năm, đắt đỏ hàng đầu thế giới: Sở hữu 1 yếu tố khiến giới nhà giàu phải xếp hàng vào bằng được
- Quen biết 100 người giàu nhất thế giới giúp tôi "học lỏm" 4 mánh tài tình, đem lại khối tài sản khổng lồ
- Hoàng tử Ả Rập rao bán biệt thự đắt nhất London, liệu có phá kỷ lục của cựu tỉ phú giàu nhất Trung Quốc?
Sự khác biệt giữa người giàu và người bình thường không chỉ ở tiền bạc! Logic kiếm tiền của người giàu không phải làm việc chăm chỉ, mà dựa vào bộ não.
Sự khác biệt giữa người giàu và người bình thường không chỉ ở tiền bạc, mà quan trọng hơn là ở suy nghĩ và hành vi, sự táo bạo, dám mạo hiểm, dám đánh cược... Đó mới chính là yếu tố then chốt dẫn đến thành công của họ.
01. Ếch và chuột
Một con ếch cảm thấy rất khó chịu với người hàng xóm chuột của mình, luôn muốn tìm cơ hội để dạy cho chuột một bài học. Một ngày nọ, ếch nhìn thấy chuột và thuyết phục nó xuống dưới nước chơi. Chuột không dám, nhưng ếch nói rằng có một cách để đảm bảo an toàn cho nó, đó là nối chúng với nhau bằng một sợi dây, chuột nghe vậy cũng đồng ý thử. Sau khi xuống nước, con ếch thể hiện thế mạnh của mình, lúc bơi nhanh, có lúc lặn xuống đáy, khiến chuột hoảng sợ sống dở chết dở. Chuột bị uống đầy một bụng nước, nó phồng lên và nổi trên mặt nước. Một con diều hâu đang bay trong không trung tìm kiếm thức ăn, phát hiện ra con chuột đang nổi bồng bềnh giữa sông, nó lao xuống quắp con chuột lên, sợi dây được nối cũng kéo theo con ếch lên. Sau khi ăn thịt con chuột, con diều vươn mỏ về phía con ếch. Trước khi bị diều hâu ăn thịt, ếch rất hối hận và nói: "Không ngờ lại tự mình hại chính mình".
Bài học
Cạnh tranh là có quy luật, khi chúng ta áp dụng những biện pháp đối phó không chính đáng với đối thủ, có thể chính chúng ta cũng đang bước đến ngưỡng cửa của sự thất bại.
02
Nhạn trắng sa lưới
Nhạn trắng thường xuyên tụ tập ở bên hồ rồi tìm một chỗ thích hợp tại đó để nghỉ ngơi. Để tránh con người, chim đầu đàn đã phân công một con nhạn canh giữ ban đêm, nếu thấy người đến, nó sẽ kêu lên cảnh báo mọi người. Các thợ săn ở khu vực quanh hồ đều đã hiểu rất rõ thói quen của đàn nhạn. Cứ tới tối, họ sẽ cố tình đốt lửa, con chim canh giữ khi nhìn thấy ánh lửa sẽ lập tức kêu lên, những người thợ săn sau đó lại dập tắt lửa. Sau khi nháo nhác bay lên, không thấy động tĩnh gì nữa, đàn chim sẽ lại quay trở lại chỗ cũ để nghỉ ngơi. Cứ như vậy, sau ba bốn lần, chim đầu đàn tưởng rằng chim canh gác cố tình lừa gạt cả đàn nên đã lao vào mổ nó, lúc này, lúc này, những người thợ săn cầm đuốc tiến lại gần. Con chim canh gác sợ lại bị cả đàn mổ nên lần này không dám kêu. Đàn chim đang ngủ ngon lành bị những người thợ săn một mẻ lưới bắt gọn cả đàn, một con cũng không thể thoát.
Bài học
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sẽ phải đối mặt với thử thách của thị trường, khi đối thủ cạnh tranh thử nghiệm lần đầu tiên, hệ thống cảnh báo sớm do doanh nghiệp thiết lập - "chú chim canh gác" - phát huy được tác dụng, doanh nghiệp sẵn sàng chiến đấu nhưng không nhận thấy có phản ứng nào từ đối thủ. Tuy nhiên sau nhiều lần thử nghiệm, ngay cả bản thân công ty cũng dần buông lỏng cảnh giác, khiến đối thủ một mẻ ăn ngay, đánh bại doanh nghiệp.
03
Động vật kéo xe
Cá nhồng, tôm và thiên nga không biết từ bao giờ đã trở thành bạn bè tốt của nhau. Một ngày nọ, chúng cùng phát hiện ra một chiếc xe ở trên đường, trên xe có rất nhiều đồ ăn ngon, vì vậy chúng muốn chiếm chiếc xe đó. Ba con vật cùng nhau hợp sức, nhưng dù có kéo có đẩy ra sao, chiếc xe vẫn đứng nguyên ở chỗ cũ, không chút động đậy. Thì ra, thiên nga dùng sức kéo nó lên trên trời, tôm lại đẩy chiếc xe về phía sau, cá nhồng lại kéo chiếc xe về phía cái ao, rốt cuộc thì ai đúng ai sai? Dù sao thì chúng đều đã cố gắng hết sức mình.
Bài học
Một doanh nghiệp sở hữu rất nhiều người có tài năng khác nhau, họ đều có tinh thần cống hiến cho doanh nghiệp. Nhưng nếu người lãnh đạo không biết khéo léo tận dụng đúng sở trường, thế mạnh của họ, tạo thành một sức mạnh chung, sau cùng, đổ lỗi cho ai cũng vô ích.
04
Ra lệnh cho hổ
Có một người làm quan ở một huyện nọ, ở đó hổ trên núi thường ăn thịt người và gia súc. Người dân trình báo lên quan huyện, mong quan tiêu diệt con hổ. Quan huyện chỉ ra một mệnh lệnh diệt trừ hổ rồi sai người khắc nó lên một tảng đá cao, trùng hợp là không biết vì lý do gì con hổ cũng đã rời khỏi khu vực này, quan huyện cho rằng mệnh lệnh của mình có tác dụng nên rất tự hào. Không lâu sau, ông bị điều tới một nơi khác làm quan. Người dân ở đây không dễ quản lý như ở huyện cũ. Ông cho rằng dòng mệnh lệnh khắc trên đá nếu đã có thể đuổi được cả con hổ hung dữ vậy thì nhất định cũng sẽ khắc chế được những người dân biết chữ ở nơi đây nên đã cho người tới huyện cũ vận chuyển tảng đá được khắc chữ về. Kết quả, tình hình không những không thay đổi, vị quan huyện cũng vì không trị vì tốt nên bị giáng chức xuống làm dân thường.
Bài học
Có rất nhiều doanh nghiệp thành công, tạo ra lợi nhuận tốt nhờ dựa vào một phương pháp nào đó. Nhưng khi một thị trường mới xuất hiện, môi trường thay đổi, tâm lý người tiêu dùng thay đổi, phương thức "thành công" ban đầu của doanh nghiệp lúc này lại khiến họ thất bại hoàn toàn. Bài học ở đây là mỗi doanh nghiệp có mô hình marketing riêng, nhưng khi thị trường thay đổi, doanh nghiệp cũng cần điều chỉnh chiến lược của mình để thích ứng với thị trường, xét cho cùng thì thị trường luôn đúng.
Tags