‘Lương 10 triệu, tan làm đúng giờ và ‘lương 50 triệu liên tục tăng ca’, đau đầu giữa 2 lựa chọn: Tôi vừa muốn kiếm nhiều tiền nhưng không muốn tăng ca

Thứ Bảy, 25/03/2023 10:49 GMT+7

Google News

Tăng ca hay không tăng ca? Cần tiền hay cần mạng? Sống cuộc sống bình thường hay nỗ lực kiếm tiền? Những người đi làm đứng giữa hai đầu của cán cân, tiến thoái lưỡng nan.


Cách đây không lâu, cùng với thử nghiệm "bắt buộc tan sở lúc 6 giờ" của Tencent (công ty cung cấp các dịch vụ truyền thông, giải trí… lớn tại Trung Quốc), đám mây "làm thêm giờ" treo trên đầu các công ty Internet lớn dường như cũng dần biến mất. 

Tuy nhiên, đối với người lao động, những tranh luận về câu chuyện "làm thêm giờ" vẫn chưa lắng xuống.

Có người không muốn vì kiếm tiền mà đánh mất đi cuộc sống, cho rằng tăng ca không tốt cho sức khỏe, kiếm được tiền nhưng sợ là chẳng còn mạng để tiêu.

Có người lại muốn bám trụ lại thành phố lớn, hi vọng thông qua việc tăng ca, sẽ giúp tích lũy được tài sản nhanh chóng hơn.

Có người cảm thán, "Không tăng ca, một năm kiếm ít hơn hàng trăm triệu, đau lòng."

Tăng ca hay không tăng ca? Cần tiền hay cần mạng? Sống cuộc sống bình thường hay nỗ lực kiếm tiền?

Những người đi làm đứng giữa hai đầu của cán cân, tiến thoái lưỡng nan.

Nếu hiện tại có hai công việc: "10 triệu nhưng không tăng ca" và "50 triệu thường xuyên tăng ca", bạn sẽ đưa ra lựa chọn ra sao?

"Lương 10 triệu không tăng ca" và "lương 50 triệu thường xuyên tăng ca", bạn chọn cái nào? Tôi không muốn làm thêm giờ, nhưng tôi muốn kiếm nhiều tiền hơn… - Ảnh 1.

01

Công việc "10 triệu không tăng ca", cảnh giác với bẫy "giết tăng trưởng"

Được nghỉ làm đúng giờ mỗi ngày, điều này tuyệt vời tới đâu?

Một cư dân mạng tên Nhung đã chia sẻ câu chuyện của mình như này.

Cô là sinh viên giỏi của khoa tiếng Anh của một trường danh tiếng, sau khi tốt nghiệp, cô vào làm tại một cơ sở du học thuộc nhà nước, cô đã đi làm 17 năm và hầu như không phải làm thêm giờ.

Buổi tối được về nhà sớm, nấu ăn khi có tâm trạng tốt và "nằm dài" để xem phim truyền hình khi cảm thấy mệt mỏi.

Vào cuối tuần, cô có nhiều thời gian rảnh rỗi, đi du lịch, trồng hoa, picnic, cuộc sống ngập tràn tiếng cười.

Cô chưa bao giờ vắng mặt trong cuộc họp phụ huynh của con mình, quen thuộc với các bộ phim truyền hình nổi tiếng và đi du lịch xa ít nhất một lần mỗi năm.

Cư dân mạng ghen tị với cuộc sống của cô.

Tuy nhiên, càng lớn tuổi, Nhung càng cảm thấy bất an trong lòng. Những đồng nghiệp và cả những người trẻ hơn xung quanh cô đang tiến bộ quá nhanh, đi làm mới một hai năm nhưng làm việc còn tháo vát hơn cô rất nhiều.

"Tự nhiên cảm thấy mình hơi kém cỏi", Nhung bất lực thở dài, tự giễu cười nói: "Giờ cảm giác như mình là một người trung niên vô dụng rồi."

Cô cũng đã thử cố gắng chăm chỉ nỗ lực, nhưng trong tiềm thức, cô luôn viện cớ cho mình: Hôm nay dạy con làm bài mệt quá, ngày mai lại bị phim truyền hình mới hấp dẫn…

Mặc dù ý thức về nguy cơ đã được đánh thức, nhưng Nhung vẫn luôn an ủi mình: "Công ty có nền tảng là doanh nghiệp nhà nước nên sẽ không có vấn đề gì."

Niềm an ủi về một công việc ổn định đã làm yếu đi động lực cải thiện bản thân của cô, và cô luôn bỏ cuộc giữa chừng.

Trái đắng do chính mình gieo trồng, chỉ có thể tự mình nếm.

Khi dịch bệnh bùng phát vào năm 2020, ngành du học bị ảnh hưởng nặng nề, công ty tưởng chừng vững chắc như núi của Nhung lâm nguy, toàn bộ bộ phận của cô bị giải thể.

Trải nghiệm của Nhung nhắc nhở chúng ta: làm việc không tăng ca ngoài việc mang lại cho chúng ta sự tự do và sức khỏe mà chúng ta hằng mơ ước, còn ẩn chứa cái bẫy "thoải mái giết chết sự tăng trưởng".

Đứng trước thực trạng này, chúng ta có thể rút kinh nghiệm từ "phương pháp phân tích chuỗi giá trị bản thân" do một nhà văn đề xuất.

Hãy tự hỏi mình 3 câu hỏi (lấy kinh nghiệm của Nhung làm ví dụ):

1. Giá trị cốt lõi của ngành du học là gì?

Cung cấp cho khách hàng: cơ hội giáo dục ở nước ngoài phù hợp và nhanh chóng.

"Phù hợp" là một dịch vụ tư vấn và cần có nhiều hiểu biết khác nhau về giáo dục ở nước ngoài.

"Nhanh chóng" là xử lý nghiệp vụ, bao gồm việc xin visa hay giấy tờ thủ tục nhập học…

2. Nhung cung cấp phần giá trị nào?

Cung cấp giá trị trong phần "nhanh chóng".

3. Cần có những năng lực gì để làm tốt công việc trong chuỗi giá trị này?

Phần "nhanh chóng" bị ảnh hưởng rất nhiều bởi ngành và bước đột phá nằm ở phần "phù hợp".

Vì vậy, Nhung cần tìm hiểu: thông tin giáo dục của nước ngoài, thông tin trường học, thông tin nghề nghiệp, thông tin tuyển sinh và các kiến thức khác.

"Phân tích chuỗi giá trị bản thân" có thể giúp chúng ta tìm ra "kỹ năng có thể cải thiện".

Điều này có thể áp dụng cho tất cả các ngành nghề khác, nó thuộc về chính mỗi cá nhân, có liên quan đến vị trí công việc, có thể học hỏi trong quá trình làm việc và có thể giúp bạn miễn nhiễm với sự cám dỗ của "thoải mái" ở một mức độ nhất định.

Ngay cả khi bạn không có giấc mơ thay đổi thế giới, bạn cũng cần phải đảm bảo rằng mình sẽ không bị đào thải.

Công việc "10 triệu nhưng không tăng ca" là tốt, nhưng trong khi tận hưởng cuộc sống, chúng ta cũng cần phải cảnh giác với cái bẫy "thoải mái giết chết sự tiến bộ".

"Lương 10 triệu không tăng ca" và "lương 50 triệu thường xuyên tăng ca", bạn chọn cái nào? Tôi không muốn làm thêm giờ, nhưng tôi muốn kiếm nhiều tiền hơn… - Ảnh 2.

02

Công việc "50 triệu nhưng thường xuyên tăng ca", coi chừng sập bẫy "bận giết người"

Công việc "10 triệu không tăng ca" tiềm ẩn những cạm bẫy, và công việc "50 triệu có tăng ca thường xuyên" cũng vậy.

Tôi đã gặp một tình huống tương tự.

Vào thời điểm đó, tôi đang làm việc trong một công ty lớn của Bên B, thuộc ngành tăng tốc mạng.

Ngành này có đặc điểm là nhu cầu cao nhưng kỹ thuật không yêu cầu quá cao siêu, công ty kiểm soát chặt chẽ máy chủ và nguồn nhân lực, nhân viên vận hành và bảo trì chịu áp lực rất lớn.

Tôi đã từng phải duy trì hơn 200 trang web cùng một lúc, luôn rất bận rộn mỗi ngày và hiếm khi tan sở sớm hơn 11 giờ.

Nhưng cảm giác thành tựu đồng thời cũng rất lớn.

Tôi nghĩ kiểu công việc này là vô giá, và tôi khá tự hào về nó.

Tuy nhiên, trải nghiệm phỏng vấn tại một nhà máy lớn đã dễ dàng làm tan vỡ niềm tự hào của tôi.

Các câu hỏi của nhà tuyển dụng về "nhân hệ điều hành", "giao thức mạng" và "nguyên tắc phần mềm tăng tốc" khiến tôi cảm thấy lúng túng.

Hóa ra kinh nghiệm khắc phục sự cố mà tôi tự hào chỉ là một công việc lặp đi lặp lại đồng nhất và đối với kỹ thuật nền tảng thực sự có giá trị, tôi lại chỉ có kiến thức nửa vời.

Có người từng nói: "Có thời gian để trưởng thành, tiến bộ là điều kiện tiên quyết để có một công việc tốt."

Quả đúng là như vậy.

Nhiều người nghĩ rằng "bận chết người" chỉ có hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần, trên thực tế, nó còn có thể kìm hãm sự phát triển của chúng ta.

Chúng ta có thể sử dụng "Bảng lộ trình phát triển nghề nghiệp" để đánh giá xem mình có rơi vào cái bẫy "bận chết người" hay không.

1. Phát triển đi lên

Làm việc thêm giờ có thể thúc đẩy bạn đảm nhận trách nhiệm lớn hơn tại công ty không?

Chẳng hạn như lãnh đạo một nhóm lớn hơn và đảm nhận vai trò quan trọng hơn?

2. Phát triển theo chiều sâu

Làm việc ngoài giờ có thể nâng cao chiều sâu chuyên môn của bạn không?

Công việc lặp đi lặp lại đồng nhất rõ ràng là không có trong danh sách này.

3. Phát triển hướng ngoại

Làm việc ngoài giờ có thể mở rộng phạm vi vai trò của bạn không?

Chẳng hạn, đóng vai trò điều phối viên trong nhóm kỹ thuật sẽ giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp và giúp chuyển đổi sang các vị trí như giám đốc sản phẩm.

Hay chẳng hạn, tham gia đào tạo kỹ thuật nội bộ sẽ giúp cải thiện kỹ năng diễn đạt bằng lời nói, điều này giúp ích cho việc chuyển sang các vị trí như giảng viên kỹ thuật…

Nếu bạn không cảm thấy sự tiến bộ nào mà làm thêm giờ mang lại giống như trong số ba câu hỏi trên, vậy thì chúng ta phải nghiêm túc xem xét vấn đề "nghỉ việc".

Mỗi ngày làm thêm giờ khác với sự ưu tú, đa số người thành công đều bận rộn, nhưng người bận rộn chưa chắc đã thành công.

"Lương 10 triệu không tăng ca" và "lương 50 triệu thường xuyên tăng ca", bạn chọn cái nào? Tôi không muốn làm thêm giờ, nhưng tôi muốn kiếm nhiều tiền hơn… - Ảnh 3.

Lời kết

So với những cạm bẫy ngầm "10 triệu không làm thêm giờ" và "50 triệu nhưng thường xuyên tăng ca", điều khiến người ta khổ não hơn là không biết nên chọn bên nào.

Tôi không muốn làm thêm giờ, nhưng tôi muốn kiếm nhiều tiền hơn...

Một số người có thể thấy nực cười, nhưng đây thực sự là bản chất con người.

Chẳng hạn, khi Cúp C1 châu Âu diễn ra sôi nổi, tôi thường không thể không thức khuya để xem bóng, nhưng tôi cũng vẫn luôn hy vọng rằng mình sẽ tràn đầy năng lượng vào ngày hôm sau.

Có người từng nói: "Cốt lõi của một người là định nghĩa về sự tồn tại của chính anh ta."

Khi nào bạn cảm thấy khó chịu và cáu kỉnh?

Tại sao bạn lại lo lắng, bồn chồn, kiệt sức…?

Thế giới hàng tỷ người, mỗi người đều có một cảm giác tồn tại khác nhau, vì vậy sự lựa chọn đưa ra tất nhiên cũng sẽ khác nhau.

Chọn "10 triệu không tăng ca" hay "50 triệu thường xuyên tăng ca"?

Hãy nghe theo trái tim, cảnh giác với cạm bẫy và đưa ra những quyết định lý trí.

Còn bạn, nếu hiện tại có 2 công việc: "10 triệu không tăng ca" và "50 triệu thường xuyên tăng ca", bạn sẽ lựa chọn ra sao?


Như Nguyễn

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›