Một số yếu tố sau góp phần tăng khả năng mắc bệnh Alzheimer: 1 - Tuổi: được xem là nguy cơ lớn nhất. Tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng lớn. Bắt đầu từ tuổi 65 thì mỗi 5 năm có gấp đôi số người bị bệnh Alzheimer. 2 - Giới tính: Phụ nữ dễ bị hơn nam giới. 3 - Dân tộc: Người Mỹ mắc nhiều hơn các dân tộc khác. 4 - Tăng huyết áp và tăng Cholesterol máu: Có nguy cơ cao bị bệnh Alzheimer.
Về nguyên nhân, hiện nay chúng ta chưa biết nguyên nhân gây ra bệnh này. Các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và thấy rằng người bị Alzheimer có sự mất tế bào thần kinh và giảm thể tích những vùng não chi phối trí nhớ, vùng đảm nhận tâm thần kinh.
Một số giả thiết được đưa ra: Đầu tiên là một Protein tên là TAU làm thoái hóa các sợi dây thần kinh ngăn cản vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi tế bào thần kinh. Tiếp theo là sự tích tụ của một Protein là Beta Amyloid không hòa tan tạo thành những mảng keo ngăn cản chất trung gian dẫn truyền thần kinh là Acetylcholin cần thiết cho trí nhớ. Sự oxy hóa: Nhiều nghiên cứu đã cố gắng tìm hiểu tại sao Beta Amyloid lại gây tổn thương não trong bệnh Alzheimer và đã phát hiện ra sự xuất hiện của các gốc oxy tự do. Sự xuất hiện nhiều chất này sẽ làm tổn thương tế bào thần kinh. Ngoài ra, một số yếu tố khác như gene, giảm hocmon sinh dục nữ, môi trường, sự thiếu hụt các vitamin nhóm B, trầm cảm, chấn thương đầu…cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến bệnh Alzheimer.
Biểu hiện của bệnh Alzheimer?
Đó là sự mất trí nhớ, đây là triệu chứng sớm nhất của bệnh Alzheimer ở người cao tuổi. Một số triệu chứng cần quan tâm: Mất trí nhớ hoàn toàn; Mất tập trung tư tưởng; Sụt cân không giải thích được; Khó khăn trong việc đi đứng. Những triệu chứng này có thể gặp ở người khỏe mạnh bị lão hóa, tuy nhiên bác sỹ chuyên khoa có thể phân biệt được các triệu chứng này trên người bình thường và bệnh Alzheimer.
Có thể phòng ngừa bệnh Alzheimer?
Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer đến nay vẫn chưa được xác định, do đó chưa có thuốc để điều trị tận gốc.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu, đưa ra một số biện pháp điều trị và phòng ngừa như sau: Liệu pháp thay thế hormon cả nam và nữ; Dùng thuốc kháng viêm không Steroid; Chế độ ăn uống: Giảm ăn mỡ, chỉ ăn các loại dầu có lợi, ăn nhiều rau quả sậm màu. Đậu nành và rượu vừa phải...
Các vitamin chống Oxy hóa: Vitamin E, C chống lại sự giải phóng gốc tự do làm tổn thương tế bào; Bổ sung các Vitamin nhóm B: B12, B5…; Dùng Ginkgo Biloba: Giúp trị các triệu chứng của bệnh Alzheimer. Còn có tác dụng khử các gốc tự do gây tổn thương tế bào thần kinh. Ngoài ra Ginko biloba có thể làm chậm lại sự suy yếu nhận thức và ngăn chặn sự sa sút trí tuệ ở người cao tuổi; Tập thể dục: Giúp giảm nguy cơ bệnh Alzheimer. Khi nghiên cứu trên số lượng lớn người cao tuổi và trong thời gian dài.
Bệnh Alzheimer thường được điều trị và chăm sóc bởi những người thân trong gia đình. Do đó, nó tạo áp lực rất lớn về mặt xã hội, tâm lý, sức khỏe, kinh tế với cuộc sống của những người chăm sóc. Ở những nước phát triển Alzheimer là một trong những bệnh gây tốn kém nhất cho xã hội. Cho đến nay, bệnh Alzheimer vẫn không thể chữa khỏi nên để giảm gánh nặng, sự lệ thuộc cho gia đình, người thân, việc phòng bệnh là một biện pháp hữu hiệu mà các nhà khoa học khuyến cáo.