V BTS gần đây đã gây tranh cãi vì không cúi chào phóng viên và người hâm mộ tại sân bay - điều này nói lên tầm quan trọng của "fanservice" (động tác, cử chỉ làm hài lòng fan) trong nền K-pop.
K-pop đang ngày càng trở nên có sức ảnh hưởng và phổ biến trên phạm vi toàn thế giới, với lượng fan K-pop đến từ mọi nơi trên thế giới chứ không chỉ giới hạn ở Hàn Quốc và các quốc gia châu Á.
Những thành công mang tính hiện tượng của các nhóm nhạc nổi tiếng K-pop như BTS, Blackpink, EXO, Red Velvet... hay những nhóm nhạc huyền thoại thế hệ thứ 2 như Big Bang, SNSD, Super Junior, SHINee... đều có tính độc lập rất cao từ fandom của mỗi nhóm.
Đối với BTS, danh hiệu "nhóm nhạc nam toàn cầu" của họ có được là nhờ sự hiện diện mạnh mẽ của các ARMY (fandom của BTS) - những người phủ sóng khắp các châu lục.
Trên thực tế, trưởng nhóm RM của BTS thậm chí còn tự mình xác nhận điều này khi nói: "Thành công của BTS ngày hôm nay là nhờ có ARMY".
Từ một nhóm nhạc vô danh ra mắt dưới trướng BigHit Entertainment - năm 2013 còn là một công ty nhỏ dưới tầng hầm - BTS giờ đây đã trở thành hiện tượng toàn cầu và là mũi nhọn của làn sóng Hàn Quốc trên toàn thế giới.
Với 7 thành viên đều đến từ Hàn Quốc với cá tính và màu sắc riêng biệt, bên cạnh những bài hát ý nghĩa và ca từ chân thành, BTS đã chinh phục được khán giả và toàn thế giới.
Trong khi đó, các ARMY ủng hộ BTS bằng cách mua album, vé buổi hòa nhạc, hàng hóa và bình chọn trong các chương trình âm nhạc, bảng xếp hạng và lễ trao giải của nhóm.
Theo một báo cáo được Hanteo Global công bố, BTS đã thống trị các bảng xếp hạng doanh số bán album cứng trong 5 năm liên tiếp, từ 2017 đến 2021.
Những vị trí và số liệu này là minh chứng rõ ràng cho lượng fandom rộng lớn của BTS - những người luôn tự hào về lòng trung thành vượt trội.
ARMY cũng sẵn sàng bênh vực thần tượng của mình khi họ bị đối xử bất công. Mới đây, khi V bị một số phương tiện truyền thông chỉ trích vì thái độ lạnh lùng, không chào hỏi người hâm mộ và phóng viên tại sân bay, ngay lập tức, nhiều fan đã lên tiếng phản đối truyền thông để bảo vệ anh.
Họ giải thích cụ thể lý do tại sao V hành động khác thường. Một số fan còn nhấn mạnh V là thần tượng điển hình về sự khiêm tốn, thân thiện và cởi mở trong giao tiếp, tương tác với người hâm mộ.
Trước đó, khi BTS bị nhắc đến trong một chương trình có nội dung tiêu cực của Channel Nine, cộng đồng ARMY cũng đã tổ chức chiến dịch truyền thông xã hội với hashtag #Channel9Apologise, tố cáo Channel Nine phân biệt chủng tộc và buộc nhà đài phải xin lỗi.
Một khi nghệ sĩ được người hâm mộ yêu mến, dường như họ nắm trong tay một "quyền lực" không tưởng, đó là "chìa khóa" để duy trì danh tiếng.
Điều này cũng tương tự với trường hợp của Blackpink. Nhóm từng không phát hành sản phẩm âm nhạc mới nào trong gần 2 năm kể từ The Album (tháng 10/2020) cho mãi đến gần cuối năm 2022.
Tuy nhiên, độ nổi tiếng của 4 thành viên vẫn không hề giảm đi mà thậm chí còn tăng lên.
Có được "sự ưu ái" này là nhờ vào sự nhiệt tình của cộng đồng BLINK (fandom của Blackpink) - những người luôn tin tưởng và kiên nhẫn chờ đợi thần tượng của mình.
Thấu hiểu "sức mạnh" của người hâm mộ
Sports Kyunghyang khẳng định "No fans, no star" (Không có fan thì không có ngôi sao).
Chính vì vậy, các nghệ sĩ K-pop luôn tìm mọi cách để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa mình và fandom của mình.
Tại thị trường âm nhạc Hàn Quốc, các nghệ sĩ thường xuyên và tích cực tương tác với người hâm mộ.
Ngoài concert quy mô lớn, các thần tượng K-pop thường tổ chức fan meeting, livestream hay cung cấp các dịch vụ như nhắn tin trên ứng dụng trả phí cho người hâm mộ.
IU là một trong những nghệ sĩ thường xuyên tương tác với người hâm mộ. Cô được mệnh danh là "nữ hoàng fanservice" vì luôn nhiệt tình và chu đáo trong việc chăm sóc người hâm mộ.
Nữ ca sĩ thường xuyên cùng người hâm mộ tham gia các hoạt động từ thiện, mua quà cho người hâm mộ.
Mới đây, cộng đồng fan của IU đã chia sẻ trên mạng xã hội những món ăn nhẹ do chính tay cô chuẩn bị cho các fan đợi mình ở sân bay khi cô trở về Hàn Quốc sau khi xuất ngoại quảng bá cho bộ phim mới - Broker.
Nhiều công ty giải trí hiện có bộ phận tiếp thị người hâm mộ của riêng họ, với các "quản lý người hâm mộ" chuyên quản lý các fandom.
Họ phải lên kế hoạch đảm bảo để duy trì sự kết nối giữa fan và nghệ sĩ bởi fan Kpop luôn có "quyền lực" rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp của các ngôi sao.
Tags