Kênh truyền hình “Nước Nga ngày nay” (RT) đã hỏi một số chuyên gia hàng không về những giả thuyết khiến máy bay chở 92 người gặp nạn trên Biển Đen trong lúc chờ kết luận chính thức từ phía giới điều tra.
Lực lượng cứu hộ đưa thi thể các nạn nhân trong vụ máy bay gặp nạn trên Biển Đen gần Sochi ngày 25/12 lên bờ. Ảnh: EPA/TTXVN
Theo như cố vấn hàng không Gerry Soejatman, với trường hợp gặp nạn chỉ sau thời gian ngắn cất cánh, ông nhận định: “Thời tiết không phải là nguyên nhân chủ yếu. Có thể là do lỗi của phi công hoặc sự cố kỹ thuật”.
Đề cập đến mức độ tin cậy của loại máy bay Tupolev này, ông Soejatman cho biết: “Đã có hàng ngàn chiếc được bán và phục vụ trong ngành hàng không ở Thổ Nhĩ Kỳ, Đông Âu, và một số quốc gia châu Á. Đó là một trong những loại máy bay chiến lược trong thời kỳ Soviet. Tất nhiên cũng có vấn đề nhưng chúng đã được nâng cấp, mặc dù hiện nay không được sử dụng nhiều cho mục đích vận chuyển dân sự. Hạn sử dụng của một chiếc máy bay phụ thuộc vào giờ bay, chứ không theo lịch ngày. Một chiếc máy bay này tuổi đời trung bình kéo dài 40 năm. Nếu so như vậy thì chiếc máy bay này tương đối mới”.
Nơi xảy ra vụ tai nạn
Trong khi đó, Talat Masood – một tướng 3 sao về hưu thuộc quân đội Pakistan chia sẻ ý kiến về thảm kịch: “Phi hành đoàn là những người có kinh nghiệm. Và cũng không thể nào xảy ra kế hoạch phá hoại ngầm vì đây là máy bay quân sự”.
Theo Ron Bishop – giảng viên kỳ cựu tại khoa hàng không thuộc đại học CQ nhận xét “Cất cánh và hạ cánh là một trong những giai đoạn nguy hiểm nhất trong một chuyến bay. Bất kỳ điều gì cũng có thể xảy ra”.
Vị giảng viên tiếp tục đưa ra giả thuyết: “có thể do trục trặc động cơ khiến máy bay gặp nạn và lao xuống biển. Nếu như máy bay va phải đàn chim bay ngược chiều, và xác con vật làm động cơ hỏng hóc. Tuy nhiên, một chiếc Tu-154 được trang bị tới 3 động cơ. Giả dụ nếu va phải đàn chim thật, thì việc hỏng 3 động cơ cùng một lúc cũng là một trường hợp hiếm gặp.
Tags