Mời bạn về làm sếp lương 1 tỷ/năm, bạn “lật mặt” nghỉ việc rồi mở công ty cạnh tranh sau 1 năm: Không muốn "nuôi ong tay áo" thì phải nhớ kỹ 1 điều

Thứ Năm, 27/04/2023 13:57 GMT+7

Google News


Có lòng mời người bạn đang thất nghiệp về làm việc với mức lương cao, tôi không ngờ 1 năm sau đó, họ “quay xe” trở thành đối thủ cạnh tranh với mình.

*Dưới đây là bài viết của tác giả Lý Cao Lỗi đăng trên nền tảng Toutiao (Trung Quốc).

Quê tôi ở Hồ Bắc, sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đến Thâm Quyến để tìm việc làm. Mặc dù nơi đây là thành phố lớn hạng nhất, nhiều cơ hội, tuy nhiên sự cạnh tranh không hề nhỏ. Vì trình độ học vấn của tôi không cao nên dù đã đến nhiều các công ty lớn để phỏng vấn, nhưng kết quả không tốt.

Sau đó, tôi đến làm việc trong một nhà máy điện tử và trở thành nhân viên bán hàng với mức lương hàng tháng chỉ có 3.500 NDT. Vì mức chi tiêu ở Thâm Quyến cũng cao nên hàng tháng, tiền cho ăn, mặc, ở, đi lại đều là những khoản chi không nhỏ. Do đó, gần như trong nửa năm đầu đi làm, tôi không tiết kiệm được đồng nào, lương tháng cũng chỉ đủ trang trải cuộc sống. 

Sau này khi đã quen với công việc, tôi làm việc hiệu quả nên nhận được rất nhiều tiền hoa hồng hàng tháng từ việc bán hàng. Sau hơn 3 năm, tôi đã trở thành nhân viên có thành tích tốt nhất trong nhà máy và được thăng chức làm giám sát viên với mức lương hàng năm hơn 100.000 NDT. Có lần, tôi được thưởng hẳn một chiếc ô tô trị giá hơn 200.000 NDT vì đã giúp nhà máy có được đơn hàng trị giá hàng chục triệu NDT.


Mời bạn về làm sếp lương 1 tỷ/năm, sau 1 năm, bạn “lật mặt” nghỉ việc và mở công ty cạnh tranh: Không muốn "nuôi ong tay áo" thì phải nhớ kỹ 1 điều - Ảnh 1.

Năm 2017, nhà máy chuyển đến nơi khác. Vì gia đình tôi ở Thâm Quyến nên tôi chọn ở lại và thuê một khu nhà xưởng rộng hơn 100m2 để điều hành một xưởng gia công nhỏ. Để tiết kiệm chi phí, cả xưởng của tôi chỉ có 7 lao động. Do xưởng chưa có tiếng tăm, quy mô nhỏ nên thời gian đầu, đơn hàng rất ít.

Để duy trì hoạt động, tôi đã lấy các mẫu do xưởng sản xuất và đưa đi khắp các chợ điện tử ở Thâm Quyến để rao bán. Làm việc chăm chỉ hơn 15 giờ/ngày nhưng trong năm đầu tiên khởi nghiệp, tôi thua lỗ khá nặng nề. Gia đình cũng góp ý khuyên tôi nên từ bỏ và đi tìm việc để trang trải cuộc sống. Thế nhưng tôi không bỏ cuộc mà dựa vào nỗ lực của bản thân để duy trì hoạt động của xưởng. Đến năm 2021, tôi mở rộng quy mô xưởng thành nhà máy với diện tích 300m2 và hơn 60 nhân viên làm việc.

Giúp bạn trong lúc gặp khó khăn

Năm đó, tôi có gặp lại một người bạn, cậu ấy tên là Tiểu Ngô, từng làm quản đốc phân xưởng tại một nhà máy điện tử ở Đông Quan với mức lương hàng năm hơn 200.000 NDT.  Theo lời kể, cậu ấy bị công ty sa thải vì hiệu quả công việc không tốt. Sau đó, Tiểu Ngô loay hoay suốt 2 tháng vẫn chưa tìm được công việc phù hợp. Vì Tiểu Ngô cũng có kinh nghiệm làm quản lý, tôi đã đề nghị cậu ấy đến nhà máy làm sếp với mức lương hàng năm là 300.000 NDT.

Nhận công việc mới, Tiểu Ngô rất vui vẻ và đưa ra nhiều đề xuất về quy trình sản xuất của nhà máy. Thời điểm có quá nhiều đơn hàng, cậu ấy cũng sẽ ở lại nhà máy làm thêm giờ nên tôi rất hài lòng vì vừa giúp được bạn bè mà nhà máy cũng vận hành hiệu quả hơn.

Mời bạn về làm sếp lương 1 tỷ/năm, sau 1 năm, bạn “lật mặt” nghỉ việc và mở công ty cạnh tranh: Không muốn "nuôi ong tay áo" thì phải nhớ kỹ 1 điều - Ảnh 2.

Sau này, để mở rộng quy mô nhà máy, tôi mua một số thiết bị sản xuất tiên tiến hơn từ các nhà máy khác, điều này không chỉ giúp tăng sản lượng mà còn giảm chi phí sản xuất. Mặc dù Tiểu Ngô trước đây từng làm giám sát viên trong một nhà máy điện tử, cậu ấy hiểu rất rõ về quy trình sản xuất của xưởng, nhưng lại không hiểu việc mua bán này. 

Vì tin tưởng, tôi không ngần ngại chia sẻ hết kinh nghiệm của mình với cậu ấy. Ngay cả việc nhập thêm máy móc linh kiện cho việc sản xuất, việc kinh doanh bán hàng và cả những mối làm ăn của nhà máy, tôi cũng nói hết cho Tiểu Ngô để cậu ấy cùng hỗ trợ quản lý. Tuy nhiên, sau hơn một năm, Tiểu Ngô bất ngờ đề nghị từ chức với lý do lương quá thấp khiến tôi vô cùng bất ngờ.

Tôi định tăng lương hàng năm cho anh ấy lên 350.000 NDT, nhưng cậu ấy đòi hỏi mức lương là 600.000 NDT. Tôi đã suy nghĩ cẩn thận trong vài ngày, nhưng vẫn quyết định nói không vì không hợp lý.

“Nuôi ong tay áo” mà chẳng hay

Tôi chấp nhận để Tiểu Ngô rời đi vì nghĩ rằng có lẽ cậu ấy đã tìm được một công việc với mức lương hàng năm cao hơn. Tuy nhiên, sau khi người bạn này nghỉ việc được một thời gian, tôi mới phát hiện ra cậu ấy đã cùng người thân đến Huệ Châu để mở một nhà máy.

Lúc đầu tôi không để ý lắm, vì dù sao ai cũng có tham vọng của riêng mình. Tiểu Ngô muốn kiếm nhiều tiền hơn nên đã lên kế hoạch khởi nghiệp, đây cũng là một điều rất hợp lý . Thế nhưng sau một thời gian ngắn, tôi thấy đơn hàng của mình bắt đầu giảm đi rõ rệt, một số mối làm ăn quen thuộc cũng đột nhiên ngừng tăng đơn hàng sản phẩm và nói rằng tôi ép giá.

Mời bạn về làm sếp lương 1 tỷ/năm, sau 1 năm, bạn “lật mặt” nghỉ việc và mở công ty cạnh tranh: Không muốn "nuôi ong tay áo" thì phải nhớ kỹ 1 điều - Ảnh 3.

Sau khi tìm hiểu, tôi được biết có một nhà máy khác ở Huệ Châu cũng sản xuất các sản phẩm giống như nhà máy của tôi. Hầu như không có sự khác biệt về linh kiện điện tử hay thông số kỹ thuật của sản phẩm, nhưng giá thành lại rẻ hơn. Điều càng làm tôi ngỡ ngàng hơn chính là ông chủ nhà máy đó không ai khác là Tiểu Ngô bạn tôi.

Đối với cùng một sản phẩm điện tử, giá xuất xưởng của nhà máy của tôi là 20 NDT, nhà máy của cậu ấy lại đưa ra giá xuất xưởng là 19 NDT. Vì lý do này, tôi cảm thấy rất tức giận, và ngay lập tức gọi điện cho người bạn này để hỏi xem đó có phải là sự thật hay không.  Tiểu Ngô nói rằng đó là sự cạnh tranh giữa hai nhà máy và không có gì để nói.

Thực tế từ khi thành lập đến nay, nhà máy gặp rất nhiều khó khăn, cạnh tranh với nhiều nhà máy điện tử. Tuy nhiên, các sản phẩm được sản xuất bởi mỗi nhà máy điện tử sẽ khác nhau và các thương nhân hợp tác sẽ không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, sản phẩm của nhà máy của Tiểu Ngô hoàn toàn giống với nhà máy của tôi. Điều này khiến nhiều mối làm ăn khác nghĩ rằng nhà máy đó cũng là một chi nhánh của công ty tôi.

Trong cơn tuyệt vọng, tôi không còn cách nào khác là hạ giá sản phẩm và cố gắng hết sức để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, tôi cũng phát triển thêm một số sản phẩm mới. Điều này giúp các đối ban đầu quay về hợp tác với tôi và lượng đơn hàng cũng bắt đầu ổn định trở lại. Sau này, 

khi đơn đặt hàng của nhà máy Tiểu Ngô tụt giảm sâu, cậu ấy có liên hệ lại với tôi để đề nghị hợp tác. Tuy nhiên, lần này tôi không ngần ngại mà từ chối, bởi sau tất thảy những gì cậu ấy làm, tôi đã hoàn toàn mất niềm tin ở người bạn này.

Cậu ấy cũng đã dạy cho tôi một bài học xương máu. Rằng trong tất thảy mọi việc, kể cả việc kinh doanh làm ăn đều không nên đặt trọn niềm tin vào bất cứ ai, kể cả bạn bè thân thiết  khi chưa biết vị trí của mình ở đâu trong họ. Bởi khi họ đặt tiền bạc và lợi ích bên trên tình bạn, chuyện phản bội rất dễ xảy ra. Câu chuyện giữa tôi và Tiểu Ngô chính là bài học về việc đặt niềm tin sai người mà có lẽ cả đời này tôi cũng chẳng thể nào quên.

(Theo Toutiao)

Có 4 kiểu người mà 2 ông trùm kinh doanh của Mỹ và Nhật đều khuyên nên tránh kết giao: Càng thân càng kéo nhau thụt lùi

Ánh Lê

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›