Nhẹ nhàng, thanh thoát nhưng không kém phần ấn tượng là những cảm nhận đầu tiên về BST mới mang thương hiệu John Galliano.Với sự góp mặt của đội ngũ những chuyên gia quen thuộc trong lĩnh vực thời trang như: Orlando Pita, Pat McGrath, Stephen Jones, buổi trình làng BST mới mang thương hiệu John Galliano đã diễn ra hết sức tuyệt vời.
BST được lấy cảm hứng từ Mary Pickford và Mary Poppins.
Trên
sàn catwalk, rất nhiều mẫu thiết kế mang phong cách cổ điển đã được
trình diễn: váy voan và váy lụa kiểu cách đính những hạt kim tuyến nhẹ
nhàng kết hợp với áo khoác nữ tính hay áo choàng mang màu sắc lấp lánh.
Người
mẫu mặc những chiếc váy xếp ly hai màu đen trắng hay những thiết kế
mang họa tiết in hoa kết hợp với áo khoác bằng chất liệu vải tuýt bo lại
ở phần eo; mái tóc được búi gọn bên trong những chiếc mũ trẻ trung;
chân đi những đôi tất len cao cổ màu trắng.
BTV
Harriet Quick của tạp chí Vogue nhận xét: “ BST thanh thoát này mang
lại cảm giác rất yên bình cho những ai được chiêm ngưỡng nó. Yếu tố
thương mại được đặt lên hàng đầu nên chúng ta không chỉ sẵn sàng để mặc
những bộ trang phục này mà còn sẵn sàng chạy ngay đến cửa hàng sau buổi
trình diễn để được sở hữu chúng”.
Ông cho biết thêm: “ BST không phải là một bản tuyên bố hay miêu tả một
hình ảnh “kì quái” như phong cách thường thấy của Galliano. Cá tính của NTK Bill Gaytten góp phần trong BST đã chứng minh cho mối quan hệ khăng khít giữa họ”.
Tuy
BST này mang phong cách của thương hiệu Galiiano nhưng ở một vài nét,
chất lượng của những chiếc váy chưa thực sự thuyết phục người hâm mộ.
Những đường cắt lệch chưa thực sự hoàn hảo, màu sắc của những chiếc váy
cocktail hồng trên nền vải chiffon lại quá nhạt nhòa, những đường may
quá rõ cộng với phần nhựa sáng bóng trên những chiếc áo làm BST thiếu đi
sự nhẹ nhàng và vẻ chuyên nghiệp thường thấy ở Galliano. Đó quả là một
sự khó khăn khi chiêm ngưỡng BST đầu tiên mang tên John Galiiano mà thực
sự ông lại không hề góp mặt trong đó.
Câu
hỏi được đặt ra là liệu Gaytten có làm được điều mà Sarah Burton đã làm
được với thương hiệu McQueen hay không? Liệu NTK này có thể cân bằng
giữa yếu tố thương mại và nghệ thuật để có thể sáng tạo ra những ý tưởng
“kì quái, hoang dã” nhưng vẫn duy trì được giá cả phải chăng cho mỗi bộ
trang phục hay không?
Trong
khi Burton đang duy trì và phát triển thương hiệu McQueen rất thành
công theo phong cách của chính cô thì Gaytten lại đang loay hoay với
Galliano: là chính mình hay trở thành một bản sao kém chất lượng của NTK
tài hoa này. Có thể nói, sự cầu toàn của Galliano đã hao hụt dần bởi
người cộng sự của ông đang đi chệch hướng và trong trường hợp này, có lẽ
Gayteen nên cho phép mình tự do hơn một chút để tìm ra phong cách thời
trang phù hợp với cá tính bản thân.
Tuy
nhiên, không thể phủ nhận rằng Gaytten đã rất dũng cảm khi dám đứng ra
đảm nhiệm công việc tại Dior cũng như tại thương hiệu Galliano sau khi
Galiiano quyết định từ chức. Ngành công nghiệp thời trang thế giới tuy
vẫn chưa hết chao đảo sau sự ra đi của Galliano, nhưng vẫn đủ sáng suốt
để tiếp tục hỗ trợ cho Gaytten trên con đường mới gập ghềnh này.
Theo Đẹp