Một bữa cơm nhìn rõ tâm địa con người: Kẻ tinh tường thực sự dùng chiêu này để kết giao

Thứ Ba, 09/05/2023 09:06 GMT+7

Google News

Cách cư xử của một người trên bàn ăn phản ánh sự dạy dỗ của gia đình, nếu một người bị cho là "không có gia giáo", người đó sẽ khó mà thành đạt.


Muốn hiểu một người, chúng ta có thể nhận biết từ lời nói và hành động của anh ta. Cách ăn ở của một người phản ánh sự dạy dỗ của gia đình, nếu một người bị cho là "không có gia giáo", người đó sẽ khó mà thành đạt.

Có hai câu chuyện như này.

Câu chuyện một. Minh, sinh viên tốt nghiệp bằng xuất sắc ứng tuyển vào một công ty trong danh sách 500 công ty trên toàn thế giới, với biểu hiện xuất sắc, anh thuận lợi được mời tham gia bữa tối phỏng vấn với các lãnh đạo điều hành công ty. Trong bữa tối, anh tự thấy mình hành động và ăn nói đều rất đúng mực, nhưng người sau cùng được tuyển dụng lại không phải là anh. Minh rất tức giận, cho rằng có gì đó không đúng đang xảy ra. Sau cùng, bộ phận tuyển dụng nói với Minh rằng anh quả thực là người có năng lực hơn người, nhưng nguyên nhân bị loại lại nằm ở bữa tối, cũng được xem là vòng phỏng vấn cuối cùng, anh không bao giờ nói với các nhân viên phục vụ hai từ "cảm ơn".

Câu chuyện thứ hai, vào đêm giao thừa, ba mẹ của Mỹ lên thành phố ăn Tết cùng cô. Bạn trai của Mỹ đã rất nhanh nhẹn đặt bàn ở một nhà hàng quen thuộc, cố gắng biểu hiện thật tốt trong bữa cơm. Nhưng sau khi về nhà, cha mẹ của Mỹ lại nói: người bạn trai này không đạt tiêu chuẩn.

Thứ nhất, anh ta đặt bàn ở nhà hàng mà không cần hỏi ý kiến của Mỹ, trong lúc gọi món cũng không hề hỏi han khẩu vị của hai vị phụ huynh.

Thứ hai, vì đi ăn đúng dịp nghỉ lễ nên nhà hàng phục vụ có chút chậm, anh ta không ngừng thúc giục nhân viên, thái độ rất không thân thiện, hở ra là đòi đánh giá, gọi quản lý.

Thứ ba, trong lúc đang ăn, điện thoại của anh ta reo, anh ta có thể nói với đối phương rằng mình đang có việc, lát nữa sẽ gọi lại, nếu có việc gấp cũng có thể xin lỗi ra ngoài nghe điện thoại để giải quyết, nhưng anh ta lại vừa ăn vừa nghe cuộc điện thoại dài hơn chục phút đồng hồ, ba mẹ của Mỹ chỉ đành gượng gạo ngồi ở phía đối diện ăn. 

Nghe xong những lời nói của cha mẹ, Mỹ có bắt đầu do dự.

Một bữa cơm nhìn rõ tâm địa con người: Kẻ tinh tường thực sự dùng chiêu này để kết giao  - Ảnh 2.

Một bữa cơm có thể giúp bạn thấy được nhân phẩm của một người. Bạn cứ nghĩ rằng chỉ cần mình không nói nhiều thì sẽ không xảy ra sai xót ư? Rất nhiều chi tiết có thể cho thấy con người thật của một người.

Trên thực tế, thái độ của người đàn ông đối với nhân viên phục vụ trước khi kết hôn chính là thái độ của anh ta đối với vợ sau khi kết hôn, cách nói này tuy có hơi cực đoan, nhưng bất kể là bữa tối công việc hay bữa tối riêng tư, cách bạn đối xử với người phục vụ không chỉ phản ánh phép lịch sự, giáo dục, mà còn cho thấy cả trí tuệ cảm xúc. Một chuyên gia tâm lý từng viết trong một bài báo rằng việc buộc tội và chỉ trích nhân viên phục vụ một cách mù quáng có thể làm chậm tốc độ phục vụ, trong khi những người có trí tuệ cảm xúc cao sẽ nói: "Bạn ơi, đồ ăn của chúng mình sắp lên rồi phải không? Cảm ơn bạn!" Động viên và nói lời cảm ơn luôn có hiệu quả đối với bất kỳ ai. 

Suy nghĩ tới cảm xúc của người khác, đặt một nhà hàng mà tất cả mọi người đều thấy thoải mái, xem xét các món ăn có phù hợp với khẩu vị của mọi người hay không, sắp xếp chỗ ngồi cho từng người một cách thoải mái nhất... Một giáo viên dạy về phép xã giao từng nói rằng mẹ cô từng dạy cô rằng khi mời mọi người ăn tối, hãy chú ý và phối hợp với tốc độ ăn của khách, đừng đặt đũa xuống cho đến khi khách ăn xong, bởi lẽ một khi chủ nhà dừng đũa, khách cũng sẽ ngại ăn tiếp. Sự ân cần và chu đáo, đều được ẩn giấu trong từng chi tiết.

Phép lịch sự không có nghĩa là tuân theo quy tắc, bạn phải sử dụng dao nĩa theo quy tắc, bạn phải uống rượu theo quy tắc... Khi ca sĩ nổi tiếng Nhật Bản Fujiwara Yoshie mời một người bạn ăn đồ ăn phương Tây, đối phương nói: "Ăn bằng dao nĩa thật khó quá..." Fujiwara, người vốn luôn dùng dao nĩa, lập tức đưa cho bên kia đôi đũa và nói: "Thật ra tôi cũng thích dùng đũa". Ông Fujiwara nói: Cái gọi là phép lịch sự, không có nghĩa là tuân thủ các quy tắc, những người làm điều đó là những người ngốc! Chỉ cần không làm cho đối phương cảm thấy không vui, đó chính là phép lịch sự tuyệt vời nhất!

Một bữa cơm nhìn rõ tâm địa con người: Kẻ tinh tường thực sự dùng chiêu này để kết giao  - Ảnh 3.

﹡Không liếm đũa, không cầm đũa trên tay rồi nhìn quanh bàn; không gảy, bới thức ăn; khi gắp thức ăn, không với qua người khác để gắp; không cắm đũa vào bát hay đĩa.

﹡ Ợ trong bữa ăn là rất bất lịch sự, nếu không kiềm chế được có thể uống nước để giảm triệu chứng.

﹡Khi hắt hơi, hãy dùng khăn giấy che miệng và quay người đi.

﹡Có thể gợi ý người khác nếm thử món ăn nào đó, nhưng không được làm theo ý mình và dùng đũa của mình để gắp món ăn cho người khác.

﹡Khi ăn cơm, đợi người lớn ăn trước rồi mới được ăn.

﹡Xương hay bã rau củ nhổ ra nên dùng đũa hoặc khăn giấy đỡ lấy, tuyệt đối không được nhổ trực tiếp xuống bàn.

Như Nguyễn

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›