- Cô gái 23 tuổi kiếm 10.000 USD mỗi tháng nhờ dạy các nhân viên môi giới nhà đất cách dùng TikTok
- Chiêu mộ cả vạn nhân viên trong suốt 20 năm khởi nghiệp, Shark Bình chia sẻ kinh nghiệm xương máu: Nên 'cảnh giác' với 1 kiểu nhân viên, dù tài giỏi cũng khó mà thành công
- Thuật quản trị của người thợ mộc vay 100 USD khởi nghiệp dựng nên đế chế 13 tỷ USD: Tặng sách, thuê bảo mẫu cho gia đình nhân viên
Không phải kiểu người khéo léo trong giao tiếp hay 'nịnh sếp' bằng lời hoa mỹ, đây mới là kiểu nhân viên lý tưởng được sếp trọng dụng, công ty nào cũng muốn có.
Là người dẫn chương trình phát thanh “The CEO Show” trong 15 năm, ông Robert Reiss đã phỏng vấn hơn 1.000 CEO hàng đầu thế giới. Những nhà lãnh đạo này đều đến từ nhiều nơi trên thế giới và điều hành các công ty khác nhau, từ Procter & Gamble đến Dunkin’ Brands đến LinkedIn. Nhưng tất cả đều đồng quan điểm về kiểu nhân viên lý tưởng số 1.
Dựa trên các cuộc trò chuyện của ông Robert Reiss, những nhân viên thành công nhất vươn lên dẫn đầu được các CEO gọi là “nhân viên có khả năng thay đổi”. Dưới đây là 4 đặc điểm chung của những nhân viên hàng đầu, có khả năng thăng tiến trong sự nghiệp, thậm chí là thay đổi cả công ty.
Đảm nhận những nhiệm vụ mà không ai muốn làm
Năm 2013, Robert Sanchez trở thành Giám đốc điều hành của Ryder System, một công ty giải pháp chuỗi cung ứng và vận tải trị giá hàng tỷ đô la. Sanchez đã gắn bó với công ty gần 30 năm. CEO của Ryder System cho rằng, ông thành công nhờ sự nhiệt tình tham gia vào các dự án khác nhau, ngay cả khi chúng nằm ngoài khả năng của bản thân. Điều này khiến cho ông nổi bật so với các đồng nghiệp còn lại của mình.
“Tôi luôn nhận nhiệm vụ mới. Mọi người gọi tôi là người giải quyết vấn đề. Điều này giúp tôi ngày càng có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp”, ông Sanchez nói với Robert Reiss.
Bà Lori Fouche từng là Giám đốc điều hành tại Fireman’s Fund Insurance Company và Prudential Group Insurance cũng có triết lý tương tự. Bà cho biết, bản thân luôn chọn nhiệm vụ khó khăn.
Học hỏi và áp dụng những hiểu biết sâu sắc từ ngành khác vào công việc
Giám đốc điều hành Whole Foods - John Mackey đồng ý rằng sự tò mò là một đặc điểm có giá trị. John Mackey cho biết, ông luôn cố gắng học hỏi từ mọi tình huống hoặc mọi người mình từng gặp, ngay cả khi nó không liên quan trực tiếp đến ngành nghề hay công việc của ông.
Bill Roedy - người đặt nền móng xây dựng MTV International cũng cho biết, việc được đào tạo tại Học viện quân sự Hoa Kỳ với với tư cách là một sĩ quan Pháo binh Phòng không đã giúp ông am hiểu cách dùng người, tập hợp các đội nhỏ. Từ đó, Bill Roedy đã thúc đẩy MTV và đưa công ty của mình ra thế giới.
Lời khuyên ban đầu của ông dành cho người lao động là lập ra một danh sách các trải nghiệm của bản thân xem đâu là điều mình ấn tượng nhất và tự hỏi: "Làm thế nào để tôi có thể áp dụng điều này vào công việc và ngành nghề hiện tại của bản thân?".
Có kỹ năng lắng nghe linh hoạt
Gần như tất cả các CEO đều liệt kê khả năng hợp tác là một trong những đặc điểm họ mong muốn nhất ở một nhân viên. Nhưng chỉ khi mọi người tham gia biết cách lắng nghe tích cực, sự hợp tác mới đạt được thành công.
Tướng Joe Robles từng là CEO USAA (một trong những công ty dịch vụ tài chính hàng đầu của Mỹ) nói: “Trong quân đội, bạn phải học cách thực sự lắng nghe. Họ cố ý không để bạn nói chuyện cùng lúc hay ngắt lời nhau qua bộ đàm”. Tương tự như vậy, trong công ty, nhân viên phải biết lắng nghe.
Còn Doug Conant, người được giao nhiệm vụ vực dậy một thương hiệu đang sa sút khi ông trở thành Giám đốc điều hành của Công ty Campbell Soup cho rằng nhiều ý tưởng hay được đưa ra thậm chí là ngắt lời ông nhưng ông không cảm thấy bị xúc phạm. Doug Conant chia sẻ rằng: "Bất cứ khi nào ai đó ngắt lời tôi, tôi thực sự coi đó là một cơ hội tích cực. Tôi muốn dừng lại và trau dồi, hiểu rằng đây là một vấn đề quan trọng đối với họ".
Đưa ra giải pháp thay vì chỉ trình bày vấn đề
Mọi CEO mà Robert Reiss phỏng vấn đều từng trải qua tình huống này: Một nhân viên đến gặp họ với một vấn đề và hỏi họ nên giải quyết vấn đề đó như thế nào.
Hãy cố gắng đừng để bản thân nằm trong số đó. Các nhà lãnh đạo coi trọng các giải pháp, thay vì chỉ trình bày một vấn đề, hãy nói: “Chúng có vấn đề này, nhưng tôi đã suy nghĩ về nó và đây là những điều chúng tôi có thể làm để khắc phục”.
Khi bạn nhận một nhiệm vụ mới, hãy thử học hỏi, áp dụng kiến thức từ các ngành khác và luyện tập lắng nghe linh hoạt, bạn sẽ giải quyết vấn đề tốt hơn và nhanh hơn. “Kết quả là bạn sẽ trở thành một nhân viên số 1 mà công ty hay sếp nào cũng muốn có", ông Reiss nói.
Tags