Ga nằm trên trục đường thiên lý đi về phương Nam và được khánh thành cùng lúc với sự kiện quan trọng như biểu trưng cho công cuộc khai thác thuộc địa thời Pháp, đó là đấu xảo Hà Nội 1902 và cầu Doumer.
Cho đến nay, cái từ "Ngang" vẫn là một câu hỏi về ngữ nghĩa vì nó không phải là một sản vật như các "hàng" khác. Ví dụ như câu ca "Hà Nội ba mươi sáu phố phường/ Hàng Mật, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh".
Cũng như nhiều nước Đông Á chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa, nước ta cũng tiếp thu được công nghệ làm giấy mà Trung Hoa là nước được đánh giá là đi đầu thế giới. Đồng thời, dân ta cũng phát huy được các yếu tố bản địa để tạo ra giấy có những nét riêng trên từng vùng miền.
Hàng loạt điểm vô lý trong đề xuất Tý Ngọ cốc của Ngụy Diên khiến nhiều người đặt câu hỏi: đó thật sự là cuồng vọng của viên hổ tướng này hay chỉ là một lời tuyên bố để hướng tới những cái đích khác?
Đó là câu chuyện về một trong nhữnghổ tướng xuất sắc nhất và có thân phận cũng cay đắng nhất thờiTam Quốc.Dũng mãnh hơn người, quân công lừng lẫy, vậy nhưng nghi án “mưu phản” vẫn trùm lên cái tên Ngụy Diên trong những trang Tam quốc diễn nghĩa đến tận bây giờ…
Cuộc chiến Tương - Phàn kết thúc. Đông Ngô lấy gọn phần Kinh Châu thuộc Thục, lại khu trừ được Quan Vũ, mãnh tướng số một của Lưu Bị. Tưởng như họ chính là người hưởng lợi nhất từ chiến dịch này…
“Ngô dùng mẹo quỷ quyệt, Kinh Châu đổ mất, sao tướng tinh sa ở phận Ngu Đẩu, cột chống trời ngã ở xứ Kinh Sở” - đó là những lời chua chát của Khổng Minh, được ghi lại trong "Tam quốc chí" khi nói về kết cục của chiến dịch Tương - Phàn.
Những người yêu mến nhà Thục Hán đều lấy làm tiếc cho chiến dịch Tương - Phàn. Cục diện Tam Quốc lẽ ra có thể đã sang một bước ngoặt khác, khi nửa đầu chiến dịch là đỉnh cao trong sự nghiệp của Quan Vũ với chiến thắng gây rung động khắp vùng Hoa Hạ.
Diễn ra 11 năm sau trận Xích Bích, chiến dịch Tương - Phàn là chiến dịch thứ hai và cũng là chiến dịch cuối cùng của thời Tam quốc có sự góp mặt đầy đủ của ba nhà Tào - Tôn - Lưu. Để rồi ngàn năm sau, những tồn nghi từ trận chiến ấy vẫn là nguồn cơn của bao tranh luận và tiếc nuối.
Năm đó, trên con thuyền nhỏ từ Hán Khẩu xuôi về Giang Nam gặp Tôn Quyền không phải chỉ có một người ôm mộng gộp sức phá Tào, xây dựng liên minh Tôn - Lưu để chia ba thiên hạ. Vậy nhưng, với Tam quốc diễn nghĩa, hậu thế ngàn năm sau chỉ còn nhớ đến Khổng Minh mà quên đi người ngồi chung thuyền với ông: Lỗ Túc.
Thảm bại Xích Bích buộc Tào Tháo phải rút lui về phương Bắc, bỏ lại sau lưng vùng đất vừa giành được từ Lưu Biểu. Và một giai đoạn mới lại mở ra tại Kinh Châu, với cuộc giành giật gay gắt giữa hai lực lượng vừa liên thủ chống Tào.
Hiếm có vùng đất nào nhiều biến động như thế trong thời "Tam quốc". Đó là nơi Tào, Tôn, Lưu đều nhất nhất phải có được để dựng nghiệp bá vương. Là nơi ba nhà Ngụy, Thục, Ngô giành giật nhau suốt mấy chục năm trời kể từ khi thế chân vạc hình thành. Là nơi gắn với hàng loạt đối sách ngoại giao kinh điển và những trận giao binh đẫm máu nhất trong thời "Tam quốc".
Sẽ không bao giờ, cái thú lâu đời đọc và bàn Tam quốc mất đi, trong xã hội Việt Nam nói riêng cũng như tại các nước “đồng văn” Đông Á nói chung. Nhưng, chục năm qua, không còn dừng ở chuyện trà dư tửu hậu tìm vui, “luận Tam quốc” với nhiều độc giả đã chuyển sang dáng dấp của những hành trình tìm hiểu nghiêm túc và công phu về những tồn nghi vẫn luôn hiện hữu trong pho sách này.