- Nên chọn mua nhà ngoại ô hay nhà trong trung tâm thành phố?
- Thuê nhà vệ sinh với giá chưa đến 200 nghìn đồng, chàng trai ngậm ngùi "làm cật lực vẫn không góp đủ tiền mua nhà thành phố”
- U40, thu nhập khá nhưng mua nhà bằng lương vẫn là chuyện 'xa xỉ': Đi vay thì sợ nợ nần, không mua sớm thì sợ giá tăng
Không ngờ rằng từ một căn nhà hoang 90 tuổi, cặp vợ chồng này lại sẵn sàng bỏ tiền ra mua để cải tạo và bất ngờ kiếm tiền được từ đây.
Sau nhiều năm du lịch khắp thế giới, Kajiyama trở về Nhật Bản để theo đuổi ước mơ từ lâu là mở một khách sạn. Năm 2011, anh cùng vợ của mình là Israel Hila bắt đầu lên kế hoạch tìm kiếm địa điểm thực hiện dự án kinh doanh của mình.
Tuy nhiên, họ gặp một trở ngại lớn trên con đường của mình. Đầu tiên, Kajiyama còn khá ít kinh phí sau nhiều năm rong ruổi khắp nơi từ Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Nepal, Cuba cho đến Canada. Bên cạnh đó anh còn thích các ngôi nhà truyền thống ở vùng nông thôn.
Kajiyama cho biết anh mong muốn tìm 2 ngôi nhà nằm cạnh nhau để anh và vợ của mình có thể sống trong một căn, căn còn lại để kinh doanh.
Cải tạo căn nhà hoang
Sau khi không thể tìm thấy bất kỳ căn nhà nào có thể đáp ứng được yêu cầu của mình. Kajiyama quyết định chuyển hướng tìm những căn nhà bỏ hoang tại những vùng quê hẻo lánh. Đây thường là những căn nhà của những người trẻ bỏ quê để theo đuổi công việc trên thành phố.
Theo Diễn đàn Chính sách Nhật Bản, có 61 triệu nhà ở và 52 triệu hộ gia đình ở Nhật Bản vào năm 2013. Với dân số của nước này dự kiến giảm từ 127 triệu xuống còn khoảng 88 triệu vào năm 2065, số nhà hoang có thể sẽ tăng lên nhanh chóng.
Trong một lần lái xe quanh Tamatori, một ngôi làng nhỏ nằm ở tỉnh Shizuoka, giữa Kyoto và Tokyo, được bao quanh bởi những đồn điền trà xanh và cánh đồng lúa, tình cờ vợ chồng anh gặp một phụ nữ lớn tuổi đang làm nông và quyết định hỏi chuyện bà.
"Tôi đã hỏi bà có biết quanh đây có nhà chống nào không và bà cụ đã chỉ cho tôi", anh nhớ lại.
Nhìn quanh khu vực mà người phụ nữ này chỉ, anh phát hiện có 2 ngôi nhà bị bỏ hoang cạnh nhau nằm gần một con sông.
Cả 2 căn nhà này đã không có người ở trong ít nhất 7 năm. Lúc này, Kajiyama nhờ người phụ nữ liên hệ với chủ sở hữu của căn nhà để hỏi họ có muốn bán không.
"Người chủ nói rằng không ai có thể sống ở đó vì nhà đã bị bỏ hoang. Thông thường mọi người sẽ không bao giờ mua căn nhà này. Song chính điều này là cơ hội lớn để tôi có thể mua nó với mức giá rẻ bất ngờ", anh kể.
Sau đó, anh đã quay lại đây ít nhất 5 lần trước khi chính thức gặp người chủ để giao dịch mua bán.
Mắc dù muốn mua 2 căn nhà, song Kajiyama giải thích rằng quyền sở hữu nhà ở Nhật Bản không cho phép anh làm như vậy, cho đến khi nhà ở được truyền lại cho con trai của chủ sở hữu lúc đó.
Vì là một căn nhà hoang, vào thời điểm đó vợ chồng anh xác định có quá nhiều điều phải làm phía trước. Tuy nhiên cặp đôi này vẫn vui mừng bởi đang từng bước biến kế hoạch xây dựng khách sạn thành hiện thức. Kajiyama đánh giá căn nhà này có vị trí đẹp. "Nơi đây yên bình như chốn thôn quê nhưng lại không quá xa thành phố. Mọi người sống ở đây vẫn đi làm trên thành phố mỗi ngày. Nhà đối diện với sông nên khi đi ngủ có thể nghe thấy tiếng nước chảy róc rách", anh miêu tả về căn nhà của mình.
Theo Kajiyama, quá trình dọn dẹp ngôi nhà khoảng 90 tuổi này trước khi bắt đầu công việc cải tạo là một trong những bước khó khăn nhất bởi có quá nhiều thứ cần sắp xếp. Tuy nhiên anh đã có thể tái sử dụng một số vật dụng.
Trong năm đầu tiên, vợ chồng anh dành nhiều thời gian để làm quen với người dân địa phương. Anh quyết tâm giữ cho ngôi nhà nguyên bản nhất có thể bằng cách sử dụng các vật liệu truyền thống.
Nhằm tiết kiệm chi phí, anh cố gắng thu thập gỗ truyền thống từ những công ty xây dựng đang trong quá trình phá bỏ. Anh giải thích: "Họ cần tìm nơi để vứt nó. Nhưng đối với tôi, một số thứ giống như kho báu. Tôi có thể xin về để tái sử dụng".
Lãi không thể tính được bằng tiền
Vào năm 2014, hai năm sau khi bắt đầu xây dựng ngôi nhà, vợ chồng anh Kajiyama cuối cùng đã hoàn thiện và có thể đón được những vị khách đầu tiên. "Đó là một cảm giác tuyệt vời bởi giấc mơ đã thành sự thật. Tôi nghĩ mọi người sẽ đánh giá cao khi thấy vợ chồng có thể hồi sinh căn nhà hoàng thành một khách sạn", anh nói.
Kajiyama cho biết việc tiếp đón những vị khách từ khắp nơi trên thế giới đã giúp anh có cơ hội kết nối với mọi người từ khắp các quốc gia, vùng miền. Điều này mang lại cho anh cảm giác như được đi du lịch.
"Tôi chỉ ở đây nhưng mọi người đến với tôi và tôi cảm thấy như mình đang đi du lịch. Hôm thì gặp người từ Australia, ngày mai lại là người Anh, tuần tới có thể là du khách từ Nam Phi hay Ấn Độ", anh nói.
Chia sẻ thêm, Kajiyama cho biết đôi khi anh được du khách mời ăn tối. Như vậy anh lại có cơ hội hoà vào cuộc sống của người dân khắp các quốc gia. Anh cho rằng, đó là cái lãi lớn nhất mà không số tiền nào có thể quy đổi được.
Đáng buồn, trong khi khách sạn đang ngày càng thu hút khách, năm 2022, người vợ anh qua đời. Kajiyama nhấn mạnh rằng vợ anh đã đóng vai trò quan trọng trong việc giúp anh hiện thực hóa ước mơ của mình. Người đàn ông này luôn khẳng định anh sẽ không bao giờ cải tạo được căn nhà này nếu như không có sự giúp sức của vợ.
"Chúng tôi đã thực sự làm mọi thứ cùng nhau. Cô ấy đã cùng tôi tạo ra nơi này. Nếu không có cô ấy thì mọi chuyện đã không được như hôm nay".
Kajiyama ước tính đã chi khoảng 40.000 USD (939 triệu đồng) cho công việc cải tạo ngôi nhà cho đến nay. "Mọi người đánh giá cao những gì tôi đã làm. Điều đó khiến cho tôi cảm thấy đặc biệt".
Đối với Hiroko, người phụ nữ đã chỉ nhà cho anh hơn một thập kỷ trước, Kajiyama nói rằng bà choáng váng trước sự thay đổi, ngạc nhiên khi có nhiều du khách quốc tế đến Tamatori và chọn nhà nghỉ của Kajiyama.
"Bà ấy không thể tin được ngôi nhà bây giờ đẹp đến mức như vậy. Bà cũng không nghĩ mọi chuyện lại thành ra thế này và đã nói 'cảm ơn' tôi rất nhiều", Kajiyama chia sẻ.
Tags