Xưa nay cha ông ta có rất nhiều cấm kỵ truyền lại cho con cháu, hầu như tất cả đều có nguyên do chính đáng. Vậy đối với vấn về tắm gọi trong ngày Tết, người xưa có ý kiến gì?
Ngày nay, điều kiện sinh hoạt đã thuận tiện hơn xưa rất nhiều, bất kể là ở nơi đâu thì mỗi hộ gia đình đều được cung cấp nước sạch tận nhà, cho nên hầu như ai cũng đã quen với việc tắm gội, giặt giũ mỗi ngày. Nhưng dịp Tết Nguyên Đán là một ngày lễ long trọng nhất trong năm, những điều cấm kỵ trong ngày này, chúng ta cũng nên lưu ý nhiều hơn một chút để có được một khởi đầu suông sẻ.
Người xưa nói gì về việc tắm gội, giặt giũ vào mùng 1?
Theo phong tục cổ truyền, ngày đầu xuân chúng ta không nên gội đầu, không được tắm, không được giặt quần áo, mọi hoạt động liên quan đến nước đều phải thật cẩn trọng. Bởi vì từ xa xưa, việc giặt giũ, tắm gọi thường hay tạt nước ra bên ngoài, mà ngày Tết có rất nhiều thần linh giáng trần, người ta sợ đắc tội với thần nên kiêng luôn tắm gọi giặt giũ, phải đợi đến mùng 5 Tết mới được đụng nước. Nhưng bây giờ điều kiện sinh hoạt đã thuận tiện hơn, thực ra muốn tắm cũng không vấn đề gì, vì những hoạt động liên quan đến nước hầu như không còn làm tung tóe nước ra ngoài đường nữa.
Ngoài điều trên, người xưa còn truyền lại một vài điều kiêng kỵ trong ngày đầu năm mới như sau.
Ba điều kiêng kỵ ngày Tết
1. Đầu tiên là không nên cãi nhau với người khác, nếu trong mùng một Tết mà bạn lại cãi nhau, xung đột với người khác thì có nghĩa là cả năm bạn cũng sẽ liên tục bị dính các thị phi không đáng có, xui xẻo, không được hạnh phúc, thậm chí còn ảnh hưởng đến vận khí của cả gia đình. Cho nên, chúng ta phải cố gắng giữ hòa thuận, bình tĩnh trong khi giao tiếp với mọi người.
2. Thứ hai, ngày mùng một tháng giêng không phải là ngày thích hợp để may vá, tức là không được chạm vào kéo sắc và các loại dao nhọn. Ngoài việc để đảm bảo an toàn, nó còn liên quan đến lý do khác. Vì người xưa đa số đều lấy nghề may vá để làm kế sinh nhai, một năm chỉ có thể nghỉ ngơi trong vài ngày Tết, nếu như ngay lúc này lại động đến kim chỉ thì đồng nghĩa là cả năm lao đao khổ sở không có ngày nghỉ ngơi. Cho nên người xưa cấm không được dùng kim chỉ vào đầu năm, dần dần nó cũng đã trở thành một trong những điều kiêng kỵ không thể bỏ của người Việt ta.
3. Thứ ba, là mùng 1 Tết con dâu không được về nhà mẹ đẻ, phải ở lại nhà chồng để phụ giúp cúng kiến, đợi đến mùng 2 mới có thể ra ngoài. Nếu như đầu năm, mới mùng 1 đã về nhà mẹ thì sẽ bị hàng xóm láng giềng nghĩ là con dâu sống không hòa thuận với gia đình chồng.
Xem xong những điều cấm kỵ trên, liệu từ trước đến giờ bạn có vô tình phạm phải điều nào hay chưa? Nếu đã lỡ phạm phải thì cũng không sao cả, người xưa cũng có câu "không biết, không có tội". Hơn nữa, phàm việc gì cũng cần phải suy xét tình hình chung, không thể hành xử rập khuông, trong những lúc bất khả kháng thì phạm phải một hai điều cũng không sao.
Ngoài những điều kiêng kỵ cơ bản thì ngày Tết chúng ta còn có những phong tục truyền thống không thể bỏ qua. Nếu Tết mà không có hai điều sau đây thì chắc không còn được gọi là Tết nữa rồi. Cùng xem hai điều không thể thiếu này là gì nhé!
2 phong tục ngày Tết
1. Vào năm mới, người ta thường sẽ đi thăm họ hàng và bạn bè để chúc Tết. Khi đi chúng ta sẽ mang quà đến để biếu tặng, chúc Tết lẫn nhau, cùng cầu mong một năm mới cát tường, sung mãn phúc lộc và hy vọng. Ngày Tết chắc chắn không thể thiếu những buổi tụ hợp bạn bè người thân, vì vậy mà mùa lễ này còn được gọi là Tết đoàn viên.
2. Khi xưa, lúc mà việc tự đốt pháo tại nhà vẫn chưa bị cấm, có rất nhiều hộ gia đình đã đốt pháo ăn mừng vào sáng sớm mùng 1 hằng năm. Pháo nổ càng to thì càng tốt, mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, vận xui, dọn đường cho phúc lành đến nhà, chuẩn bị cho một khởi đầu mới thật sinh động. Nhưng do hoạt động này có độ nguy hiểm quá cao nên đã bị cấm. Thay vào đó hằng năm chúng ta đều có thể thưởng thức pháo hoa với quy mô lớn và đẹp hơn vào đêm giao thừa. Đó đã trở thành phong tục của cả thế giới, không chỉ riêng Việt Nam.
*Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm
Tags