- Lý do khiến các đoàn tàu Ấn Độ "đông đến ám ảnh": Được đứng trong khoang đã là điều may mắn, có ghế ngồi chẳng khác gì trúng xổ số
- Sự thật về 'hội chứng cô gái may mắn' đình đám TikTok, xu hướng giúp người trẻ đạt được thành công bằng niềm tin
- Có liên tiếp 2 sự may mắn, nạn nhân sống sót 1 tuần sau trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ
Ai cũng mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp và gặp thật nhiều may mắn. Nhưng chìa khóa để tìm thấy vận may nằm ở chính nơi này.
Một người phải phát triển được hai kỹ năng trong cuộc sống: một là kỹ năng giao tiếp để thuyết phục người khác, hai là kỹ năng đối nhân xử thế.
Cổ nhân từng nói: "Miệng có thể thốt ra được những lời ngọc ngà, đẹp đẽ, nhưng cũng có thể thốt ra được lời độc địa". Tu dưỡng "khẩu đức" chính là đem lại vận may cho mình.
1. Thành công phải đi đôi với điều này
Nguồn ảnh: Internet
Tu luyện khả năng ăn nói là tu luyện khí chất của mình, chính trực sẽ dẫn đến vận may. Khẩu đức tốt có thể dẫn đến may mắn, và may mắn có thể giúp chúng ta tránh đi đường vòng, từ đó đạt được nhiều thành tựu hơn.
Một người, dù có xuất thân như thế nào, thành tích cao đến đâu thì cũng cần phải nâng cao phẩm hạnh của bản thân. Trong mắt nhiều người, âm mưu và thủ đoạn là con đường tắt để đi đến được thành công. Họ chỉ coi lợi ích mới là ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là trên thương trường. Nhưng tại thời điểm đó ít ai biết được đó là những thứ hư vinh không thể tồn tại mãi.
Nhân đức của một người có thể mang lại lợi ích cho người khác nhưng cuối cùng sẽ nuôi dưỡng chính bản thân mình. Khi bạn có thể thúc đẩy bản thân và người khác, tạo ra lợi ích cho những người xung quanh thì khi đạt được thành công, bạn sẽ cảm thấy thanh thản. Từ đó phúc khí cũng dần dần tăng lên.
2. Tu dưỡng khẩu đức
Nguồn ảnh: Internet
Người có vận mệnh tốt là người ăn nói có chừng mực, mỗi lời nói đều thể hiện thiện ý. Họ không dùng ngôn từ mạnh để phê phán, chê bai người khác, không dài dòng nói từ chuyện nọ sang chuyện kia, không kể công của bản thân mình sau khi đã giúp ai đó. Lời nói của họ luôn chân thành, với tâm ý động viên, khích lệ người khác.
Bên cạnh đó, khi nói chuyện với người có vận mệnh tốt, bạn sẽ thấy họ rất biết lắng nghe, thường không cắt ngang câu chuyện của người khác. Khi phải nghe những lời khó nghe, họ vẫn giữ được một thái độ điềm đạm hoà nhã.
Có nhiều người chỉ vì khẩu đức không tốt mà bao nhiêu phúc báo cũng đều hao tổn. Tốt nhất nên im lặng thay vì nói ra những lời độc ác cay nghiệt. Đây là sự tu luyện mà mỗi người nên có.
Với loại tự rèn luyện này, bạn có thể mang lại may mắn cho chính cuộc đời mình, đi từ thất bại tới thành công.
Lời nói của người quân tử tuy đơn giản nhưng chân thật, lời nói của kẻ tiểu nhân hay màu mè hào nhoáng, nhưng chỉ toàn giả dối. Nói mà không suy nghĩ dễ dẫn đến nói nói nhiều, dễ sinh phiền toái, nói dài nói dai thành ra nói dại, dễ tự chuốc hoạ vào thân.
Một lời nói ra giúp người quý hơn ngọc bội, còn lời nói làm hại người lại sắc bén hơn gươm đao, có thể làm tổn thương người khác. Người nghe những lời thật lòng thường thu hút được những người trung thực đến với mình, ngược lại người ưa xu nịnh thì lời xu nịnh ngày càng nhiều.
Đừng nói suông, nói được mà không làm được thì tốt nhất đừng nói; đừng nhẹ dạ hứa hẹn, hứa mà không làm thì thà đừng hứa. Nên thận trọng khi nói ra bất cứ điều gì.
Người có đạo đức, có sự chân thành, có trí tuệ thì thường không cần nói nhiều, nhưng kẻ ác, kẻ điên, người si mê lại rất hay nói. Do đó đôi lúc thà không nói còn hơn nói nhiều, ngàn lời không đúng không bằng một lời có ý nghĩa.
Nên nhớ rằng, lưỡi không xương trăm đường lắt léo. Nó có thể là chìa khóa dẫn bạn tới đỉnh cao vinh quang, nhưng cũng có thể là cánh cửa dẫn đến bất hạnh, là lưỡi rìu hủy hoại thân thể. Lời nói với người tốt ấm như nhung. Lời nói tổn thương như dao đâm. Vết dao đâm thì dễ lành, nhưng vết thương do lời nói gây ra thường khó chữa dù thời gian có trôi.
3. Trầm lặng, bớt phô trương
Nguồn ảnh: Internet
Khi còn trẻ, người ta thường khoe khoang trước mặt người khác mỗi khi đạt được một thành tựu nhất định. Một số người chọn cách đăng chúng lên mạng xã hội để tất cả bạn bè cùng thấy và bày tỏ sự ngưỡng mộ. Nhận được những lời tán dương từ người khác còn khiến chúng ta vui hơn việc nỗ lực để đạt được thành tựu.
Tuy nhiên, khi con người ta trải qua thử thách của cuộc đời, họ sẽ tự nhiên hiểu rằng trong cuộc sống này không nhất thiết phải thể hiện mọi thứ ra bên ngoài, việc khoe khoang chưa chắc sẽ mang lại thể diện.
Quá phô trương là cái bẫy vô hình mà nhiều người không ý thức được. Nó có thể gây ra những rắc rối không cần thiết cho chính bản thân chúng ta. Hạnh phúc phải đến từ trong tâm chứ không thể phụ thuộc vào những lời tán dương ở bên ngoài. Chỉ khi đó, chúng ta mới thực sự sống cuộc đời của mình và cải biến số phận của mình.
*Nguồn: Aboluowang
Khổng Tử dạy 30 tuổi tu dưỡng, 50 tuổi cúi mình thì 70 mới có thể tự tạiTags