- Vợ chồng tỷ phú Jeff Bezos từng đưa ra quan điểm nuôi dạy con gây tranh cãi: 'Thà con chỉ có 9 ngón tay còn hơn để chúng trở thành những đứa trẻ không có tài cán gì'
- Trí tuệ dạy con đỉnh cao của người Do Thái nằm ở 3 ‘chìa khóa vàng’: Nuôi con cũng như trồng hoa, chấp nhận trở thành những cha mẹ 80 điểm thay vì 100
- Không phải Toán hay Tiếng Anh, đây mới là 5 thứ cha mẹ nên dạy con càng sớm càng tốt: Trẻ lớn lên hạnh phúc nhất thế giới
Là cha mẹ, những gì bạn có thể làm không phải là đào tạo con thành những nhân vật xuất chúng. Nhiệm vụ của cha mẹ là tạo mọi điều kiện để con mình có thể nhìn thấy thực tế, chấp nhận những điều bình thường và hướng dẫn chứng sống một cách tuyệt vời trong thế giới của riêng mình.
Là cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình tài giỏi thậm chí không ngừng thúc đẩy để chúng trở nên xuất chúng. Song không phải lúc nào mọi chuyện cũng như chúng ra mong muốn.
Để chứng minh cho điều này nhà sản xuất bộ phim tài liệu ''Bảy năm cuộc đời'' đã lựa chọn 19 đứa trẻ thuộc các tầng lớp và chủng tộc khác nhau để ghi hình. Cứ 7 năm một lần họ sẽ đến để ghi hình, quan sát quỹ đạo phát triển của chúng.
Được thực hiện từ năm 2000, bộ phim chỉ chính thức kết thúc mới đây và nhanh chóng lọt top ''10 phim tài liệu phải xem nhất thế giới''. Nội dung bộ phim cho thấy việc giáo dục con cái ở mỗi gia đình là khác nhau và quỹ đạo phát triển của trẻ cũng có những cột mốc riêng. Song mỗi bậc cha mẹ đều trải qua 3 sự thất vọng trong những năm tháng nuôi con, càng sớm phát hiện và chấp nhận, trẻ càng giỏi hơn người.
Sự thất vọng đầu tiên: Con cái cuối cùng sẽ đi ngược lại với mong muốn của cha mẹ
Cha mẹ nào cũng tưởng tượng con mình sẽ trở thành những nhân vật kiệt xuất trong tương lai nhưng rất ít kỳ vọng của cha mẹ trùng khớp với ước mơ của con.
Trong cuộc họp phụ huynh trước kỳ nghỉ, cô giáo phát mỗi phụ huynh một mảnh giấy nhỏ và đề nghị hãy viết ước mơ của con mình lên đó để xem liệu có trùng hợp với mong muốn của con hay không.
Lúc đó. một người mẹ đã tràn đầy tự tin và nghĩ rằng con trai, người có đam mê lớn với tàu vũ trụ sẽ có mong ước trở thành phi hành gia. Tuy nhiên ở tờ giấy của cậu con trai lại muốn trở thành một nhà thiết kế.
Một lớp gồm 40 học sinh và không một phụ huynh nào đoán được ước mơ của con mình. Các gia đình trong phim tài liệu trên cũng vậy.
Oliver, thế hệ thứ 2 trong một gia đình giàu có và rất coi trọng sự sắp đặt của cha mẹ. Cha anh là luật sư, mẹ là giám đốc của Harrods. Cha mẹ anh có suy nghĩ khá tiến bộ và kỳ vọng con trai có thể trở thành một nhà tài phiệt phố Wall hay luật sư nổi tiếng. Nhưng ước mơ của Oliver là trở thành một nhà phát minh, hoặc một nghệ sĩ. Bởi vì trong quan niệm của anh, chỉ lo kiếm tiền sẽ rất nhàm chán.
Xuất thân trong một gia đình nghèo, cha mẹ của Sanchez đã ly hôn. Là một giáo viên dạy khiêu vũ, để thực hiện ước mơ kế thừa công việc của mình, cha đã dạy khiêu vũ cho Sanchez ngay từ nhỏ. Mặc dù có lợi thế về khiêu vũ nhưng Sanchez lại rất thích bóng đá. Tình yêu của anh dành cho bóng đá lớn hơn khiêu vũ. Những mơ ước trong tương lai của anh đều liên quan đến bóng đá.
Là cha mẹ ai cũng mong muốn con mình thành rồng, thành phượng. Vì vậy chúng ta luôn giành chính tư duy của mình để hoạch định những đường tắt trong cuộc đời của con. Song thật không may, không phải tất cả trẻ em đều mơ ước trở thành ''rồng''.
Nhà tâm lý học Winnicott từng đưa ra khái niệm ''người mẹ đủ tốt'' để hàm ý chí cha mẹ có thể đặt kỳ vọng vào con cái nhưng phải tôn trọng con cái, quyền quyết định cuối cùng phải nằm trong tay đứa trẻ.
Trong cuộc đời của một đứa trẻ, chúng chính là người gánh chịu hậu quả. Chỉ bằng cách cho con quyền ước mơ và can đảm khám phá thế giới, đứa trẻ mới có thể chèo thuyền an toàn và mọc thêm đôi cánh để bay cao, bay xa.
Thất vọng thứ 2: Quyền lên tiếng của cha mẹ bị hạn chế
Giáo sư Lý Mai Cẩn từng nói: ''Trước 6 tuổi, những lời nhắc nhở của cha mẹ là vàng. Sau 12 tuổi, những lời nói của cha mẹ thường bị trẻ bỏ ngoài tai''.
Khi con cái lớn lên, nhiều bậc cha mẹ vẫn áp dụng các phương pháp giáo dục khi chúng còn nhỏ. Điều này khiến cuộc chiến giữa cha mẹ và con cái càng nổ ra. Song cha mẹ không bao giờ nhận ra rằng quyền được lên tiếng của cha mẹ đã trở nên ''vô hiệu hoá''.
Khi bước vào tuổi dậy thì, trẻ bắt đầu theo đuổi sự tự do, từ ăn mặc đến suy nghĩ. Chúng sẽ có suy nghĩ và những nhu cầu riêng. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái không còn là sự vâng lời nữa mà chỉ là "sự vâng lời có chọn lọc" khi cha mẹ đưa ra những yêu cầu hay lời khuyên.
Những đứa trẻ vẫn giữ mối quan hệ tốt với cha mẹ về cơ bản là vì cha mẹ sẵn sàng tôn trọng mong muốn của chúng, làm bạn với chúng và đồng ý với những lựa chọn và quyết định của chúng.
Một khi cha mẹ đứng về phía "đối diện", mọi yêu cầu của cha mẹ sẽ trở nên vô nghĩa.
Stacey, sống ở New Mills tuyên bố cô và và mẹ là "những người bạn tốt về mọi mặt". Bởi vì dù quyết định gì đi chăng nữa, mẹ cô sẽ luôn ủng hộ vô điều kiện. Bất kì khi nào gặp khó khăn và thất bại, mẹ của Stacey sẽ luôn động viên và tiếp thêm sức mạnh.
Dẫu vậy cô vẫn thường xuyên cãi vã với mẹ vì những vấn đề nhỏ nhặt như thời gian về nhà buổi tối hay phong cách ăn mặc. Mỗi lần trước khi đi chơi mẹ cô đều hỏi con gái mấy giờ sẽ về. Nhưng trong mắt các cô con gái tuổi teen những hạn chế như vậy tương đương như "lời nguyền" hủy hoại mối quan hệ mẹ con: Cô ấy sẽ nói một mốc thời gian nhưng chẳng bao giờ cô ấy sẽ trở lại đúng giờ đó.
Thật trùng hợp, Taron đến từ Cornwall cũng cho rằng nếu cha mẹ ủng hộ và đồng hành với mình thì mối quan hệ gia đình của họ luôn hòa thuận. Là một cậu bé kỷ luật, hiểu tầm quan trọng của việc học đối với bản thân và lấy các trường đại học làm mục tiêu nhưng Taron vẫn "nổi loạn" khi bị mẹ ép làm những điều không như sở thích.
Khi đứa trẻ lớn lên, quyền nói của cha mẹ dần trở nên vô hiệu hoá. Song ít bậc cha mẹ để ý đến điều này. Họ vẫn giữ thói quen kiểm soát cuộc sống của con cái và tất cả những gì họ nhận lại là sự phản kháng, nổi loạn.
Nếu như trước đây, mệnh lệnh của cha mẹ là bất khả xâm phạm. Song hiện nay trẻ em được tiếp cận toàn diện hơn nên cách nhìn nhận về thế giới cũng khác. Vì vậy cha mẹ được trao quyền giáo dục con cái song quyền này cũng có hạn sử dụng chỉ trong khoảng 10 năm đầu đời của con.
Lúc này cha mẹ không nên cảm thấy lạc lõng hay buồn phiền. Hãy bình tĩnh đứng về phía con, dành cho chúng sự ủng hộ mạnh mẽ nhất với những lời động viên chân thành nhất. Đây là cách giáo dục tốt nhất.
Sự thất vọng thứ 3: Cả đời này con của chúng ra có thể chỉ là người bình thường
Không ít cha mẹ đã trải qua sự vỡ mộng từ "con mình phải trở thành thiên tài" cho đến khi "chỉ cần lấy chồng suôn sẻ’’. Điều này tương tự với cha mẹ của Owen trong bộ phim tài liệu. Điều khác biệt là sự vỡ mộng của họ sắp đạt đến đỉnh nhưng lại rơi xuống vực sâu.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống thể thao, ngay từ nhỏ Owen đã bộc lộ năng khiếu thể thao phi thường, thành tạo hầu hết các môn như bơi lội, bóng đá, tennis... Cha mẹ đã dồn hết tâm sức để nuôi dạy Owen với mong ước chàng trai này sẽ trở thành một vận động viên. Không phụ lòng cha mẹ, ngay từ khi còn nhỏ cậu bé giành được nhiều giải thưởng.
Nhưng số phận không như ý, vận động viên 21 tuổi Owen đã bị tụt lại trong đội bơi lội ưu tú. Dù luyện tập chăm chỉ hàng ngày nhưng anh vẫn không thể cạnh tranh và chỉ có thể bỏ cuộc đầy tiếc nuối. Giấc mơ trở thành vận động viên trong suốt 10 năm đã phải dừng lại. Sau đó, Owen chọn làm việc tại một ngân hàng địa phương.
Không có cha mẹ nào có thể đóng khung con cái mình trong những kỳ vọng của riêng họ, ngay cả những người thuộc tầng lớp thượng lưu trong xã hội, như Oliver - thế hệ thứ hai trong một gia đình giàu có. Anh có một cuộc sống vô số người ghen tị và kiếm được rất nhiều tiền. Song Oliver cho rằng anh đã nhìn thấy ''sự kết thúc của cuộc đời'' trong nháy mắt và chưa từng cảm thấy hạnh phúc ngày nào.
Vì không tìm được niềm đam mê trong công việc, Oliver quyết định quay lại học để lấy bằng tiến sĩ ở tuổi 28. Trong thời gian quay lại cuộc sống mới, anh tìm thấy con người thật của mình. Trong tương lai Oliver muốn trở thành nhà văn thay vì nhà tài phiệt phố Wall như mong ước của cha mẹ.
Là cha mẹ, những gì bạn có thể làm không phải là đào tạo con cái mình trở thành những người vĩ đại như mong ước của bản thân. Điều quan trọng các bậc phụ huynh cần làm là tạo mọi điều kiện để trẻ có thể nhìn thấy thực tế, chấp nhận những điều bình thường và hướng dẫn chúng sống một cách có ý nghĩa trong thế giới của riêng mình.
Trong bộ phim tài liệu ''Bảy năm cuộc đời'' sau khi theo dõi quá trình trưởng thành của những đứa trẻ từ 7-28 tuổi, có thể chúng ra nhìn ra một sự thật: Dù khoảng cách gia đình và giai cấp có lớn đến đâu, những đứa trẻ này cuối cùng đều trở thành những người bình thường. Nhưng điều đáng giá của sự bình thường này là mỗi đứa trẻ được sống một cuộc đời hạnh phúc.
Là cha mẹ, chúng ta không thể bảo vệ con cái mình suốt đời. Song với những phương pháp giáo dục hàng ngày, chúng ta có thể biến thất vọng thành hy vọng, thay đổi sự phản đổi thành khích lệ, sát cánh cùng con để đối mặt với những rủi ro khi trưởng thành.
Tags