Nhìn dáng người khác bước đi, bạn sẽ phần nào hiểu được thế giới nội tâm cũng như tính cách của họ.
Trong tâm lý học có bộ môn gọi là tâm lý học hành vi. Tức là thông qua quan sát hành vi của đối phương để đoán được suy nghĩ, cảm xúc, thậm chí là cả tính cách.
Suy nghĩ trong lòng kỳ thực là vô hình, suy nghĩ chân thực nhất có lẽ chỉ mình bạn biết. Nhưng không phải là không thể biết được suy nghĩ trong lòng người khác. Nếu bạn muốn khám phá những suy nghĩ chân thật sâu thẳm trong trái tim người khác, bạn cần đánh giá từ lời nói và việc làm của họ.
Trên thế gian đều có quy luật, nắm vững quy luật là chìa khoá để con người phát huy sáng kiến chủ quan. Ai quan sát cuộc sống một cách cẩn thận sẽ thấy rằng tư thế đi của một người có thể phản ánh một số suy nghĩ và tính cách của họ. Nắm bắt đúng quy luật là điều kiện tiên quyết để chúng ta phát huy tối đa tính chủ động của mình.
1. Người thích đi từng bước nhỏ
Trên những con phố, con đường, chúng ta thường hay bắt gặp những người luôn đi từng bước nhỏ nhưng vội vã. Dường như họ đang có nhiều công việc phải xử lý. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng điều này cũng liên quan đến tính cách của họ không?
Những người thích đi từng bước nhỏ thường lo lắng, hay vội vã trong cuộc sống hàng ngày. Và hầu hết họ đều có tính cách thiếu kiên nhẫn.
Loại tính cách này khiến họ háo hức thành công khi làm mọi việc. Họ có xu hướng quá chú ý đến kết quả mà bỏ qua quá trình.
Ngoài ra, những người thích đi bước nhỏ có thể có lòng tự trọng cao, nhạy cảm, sống nội tâm và không muốn trở thành tâm điểm của đám đông. Và dường như họ muốn đi bộ nhanh hơn để tránh bị người khác chú ý.
2. Người thích lê dép, lê giày
Những người đi lê dép, lê giày thường có tính cách lười biếng. Trong cuộc sống hàng ngày, họ là người tuỳ tiện, không chịu đề cao bản thân, luôn cảm thấy điều đó không quan trọng.
Chính vì vậy, so với những người khác, cuộc sống của họ gian khổ, vất vả hơn nhiều. Dù việc đi lê dép gây tiếng động ồn ào nhưng họ sẽ không để tâm đến ý kiến, sự khó chịu của người khác.
Ngoài lười biếng, những người đi lê dép, lê giày còn sống khá bi quan. Trên thực tế, họ ít nói và ít xuất hiện trong những sự kiện quan trọng. Cuộc sống của họ cũng giống như cách họ bước đi vậy, đem tới cảm giác bất lực.
3. Bước đi không vững, đảo mắt nhìn xung quanh
Thực tế, dáng đi này phổ biến ở trẻ em. Trẻ em rất tò mò về thế giới bên ngoài, vì thế khi bước đi luôn cố gắng nhìn vạn vật, quay ngang quay dọc khắp nơi. Bất cứ thứ gì cũng có thể thu hút sự chú ý của trẻ. Nhưng đối với một người trưởng thành, nếu họ cũng đi như vậy thì lại chứa ý nghĩa khác.
Người lớn bước đi không vững, đảo mắt nhìn xung quanh thường là người tập trung kém, dẫn đến hiệu quả công việc không cao. Đồng thời trong lòng họ dễ bị xao động, chỉ một yếu tố nhỏ cũng có thể làm lung lay suy nghĩ của họ.
Vì vậy, tâm trạng, hành động của họ cũng dễ thay đổi, luôn bị các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng.
4. Bước đều, bước vững
Những người có nhịp bước ổn định thì tính cách của họ cũng giống vậy. Họ không dễ bị những thứ bên ngoài tác động tiêu cực. Và hầu hết họ đều xuất sắc trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Chính vì vậy, họ dễ đạt được thành công hơn so với những người bình thường.
Lý do quan trọng nhất khiến họ có thể bước đi với tốc độ ổn định như vậy là vì họ rất bình tĩnh, không chạy theo xu hướng và không bị ảnh hưởng bởi những lời nói của người khác.
Dù đang học tập hay làm việc, họ đều có khả năng tổ chức, nhìn nhận vấn đề lâu dài và dễ dàng thành công. Họ không dễ dàng bị đánh bại bởi thách thức, khó khăn.
Tính cách của họ có xu hướng chín chắn, lý trí hơn. Họ cũng có khả năng phân tích logic. Chẳng hạn như khi người khác nhờ giúp đỡ, họ sẵn sàng hỗ trợ, phân tích cẩn thận và đưa ra giải pháp hiệu quả nhất. Điều này đã nhận được sự khen ngợi từ mọi người xung quanh. Họ mang đến cho người khác cảm giác tin cậy.
Vì vậy, những người bước đều, bước vững thường sớm đạt được thành công trong sự nghiệp. Họ trở thành lãnh đạo khi còn trẻ tuổi, có tài năng vượt bậc so với người khác.
Tư thế đi của mỗi người là khác nhau nhưng qua đó phần nào thể hiện được thế giới nội tâm và tích của của một người. Tất nhiên điều này không hoàn toàn chính xác, chỉ mang tính chất tham khảo. Trong cuộc sống, chúng ta không nên chỉ nhìn bước đi để đánh giá một cách phiến diện. Ngoài quan sát bước đi, bạn hãy lắng nghe họ chia sẻ, nhìn hành động để có đánh giá toàn diện nhất.