- Công khai bí mật giúp hàng trăm lu nước trong Tử Cấm Thành không đóng băng suốt 600 mùa đông đã qua
- Yêu cầu AI vẽ lại chân dung của Long Dụ hoàng hậu, Trân phi ở thế kỷ 21: Người xinh như hoa, người mất nét đài các
- Dùng AI mô phỏng khuôn mặt của Từ Hi thái hậu, hoàng hậu Uyển Dung trong thời hiện đại: Phong cách nào cũng là mỹ nhân
Mỹ nhân này tuy là hoàng hậu, dưới một người đứng trên vạn người nhưng cuộc sống của nàng lại vô cùng thê thảm khi liên tiếp được lên ngôi rồi bị phế truất.
6 lần làm hoàng hậu
Sau Tam Quốc, nhà Tấn chính thức được thành lập. Thế nhưng, những con người trước đó phải chịu đựng chiến tranh chưa được hưởng những ngày tươi đẹp bao lâu lại phải đón tiếp giai đoạn "loạn bát vương". Cuộc sống của họ lại bước vào một thời kỳ còn hỗn loạn hơn cả thời Tam Quốc.
Để hiểu hơn về giai đoạn này, chúng ta sẽ nói về việc nhà Tấn thành lập thế nào? Việc nhà Tấn thành lập bắt nguồn từ Tư Mã Viêm (Tấn Vũ Đế), cháu ruột của Tư Mã Ý đã lật đổ hoàng đế Tào Hoán. Tuy nhiên, nhà Tấn lại chia thành Đông Tấn và Tây Tấn. Nhà Tấn tổng cộng có 15 đời vua, tồn tại trong 155 năm. Triều Tấn do Tư Mã Viêm lập được gọi là Tây Tấn, đóng đô ở Lạc Dương và thống nhất hoàn toàn vào năm 280.
Tư Mã Viêm sau khi lên ngôi lập Dương Chỉ làm hoàng hậu và đưa cha của bà lên làm đại thần. Sau khi Tư Mã Viêm chết, ngôi vị được truyền lại cho đứa con trai bị thiểu năng của ông là Tư Mã Trung (Tấn Huệ Đế). Tư Mã Trung có một người vợ xấu xí là Giả Nam Phong. Giả Nam Phong muốn thao túng triều chính nên đã bắt tay với nhà mẹ đẻ bày kế giết hại thái hậu Dương Chỉ và cha của bà. Đồng thời, bà ta còn giết hại cả thái tử Tư Mã Duật (con của Tư Mã Trung và cung nhân Tạ Thị) để hòng cướp ngôi.
Thấy thế, Triệu vương Tư Mã Luân, chú của Tư Mã Viêm liền ra quân thảo phạt Giả Nam Phong. Lúc này, "loạn bát vương" nổ ra. Giả Nam Phong bị đầu độc chết, Tư Mã Luân tìm cho cháu mình một hoàng hậu mới. Nàng là Dương Hiến Dung (Dương hậu).
Dương Hiến Dung trở thành hoàng hậu khi mới mười mấy tuổi. Nàng tuy xinh đẹp, thông tuệ nhưng được gả cho một hoàng đế ngốc, điều này dường như báo trước về số phận đầy bi thảm của nàng.
Dương Hiến Dung xuất thân trong một gia đình quý tộc đầu thời nhà Tấn, có họ hàng với Dương hoàng hậu Dương Diễm (vợ vua Tấn Vũ Đế). Ông nội của bà là Dương Cẩn, làm quan tới chức Thượng thư Hữu bốc xạ thời Tấn Vũ Đế, còn người cha của bà là Dương Huyền Chi cũng làm đến chức Thượng thư lang. Dương Hiến Dung tuy làm hoàng hậu nhưng thực quyền không có bởi vì Tư Mã Trung chỉ là một hoàng đế bù nhìn do quyền thần giật dây.
Đến năm 301, Triệu vương Tư Mã Luân phế truất Tấn Huệ Đế, tự lập làm đế, cho giam lỏng Tư Mã Viêm và Dương Hiến Dung. Đây là lần đầu tiên Dương Hiến Dung bị phế truất.
Ba tháng sau, do oán ghét Tư Mã Luân, các thân vương gồm Thành Đô vương Tư Mã Dĩnh, Tề vương Tư Mã Quýnh, Trường Sa vương Tư Mã Nghệ phát binh tấn công kinh thành Lạc Dương. Tư Mã Luân thất bại, bị giết. Tề vương cho đón Huệ Đế và Dương hậu về cung phục vị.
Sau đó, đến lượt Tề vương Quýnh lộng quyền, các thân vương, đứng đầu là Trường Sa vương Tư Mã Nghệ lại cử quân thảo phạt và tiêu diệt Tư Mã Quýnh.
Sang năm 303, Thành Đô vương Tư Mã Dĩnh giết chết Tư Mã Nghệ, nắm lấy triều chính. Dĩnh mang quân vào kinh, lấy cớ Dương hậu là do Triệu vương lập nên ép Huệ Đế phế bỏ bà và Thái tử Đàm, lập Dĩnh làm Hoàng thái đệ. Dương Hiến Dung bị phế làm thứ dân. Cha mẹ của bà đều bị giết hết.
Từ khi được làm Thái đệ, Tư Mã Dĩnh sinh lòng kiêu căng. Đông Hải vương Tư Mã Việt tức giận mang quân đánh Dĩnh. Dĩnh thua chạy về Nghiệp Thành. Dương Hiến Dung được Tư Mã Việt cho phục ngôi hoàng hậu.
Tháng 11 năm 304, Huệ Đế tới Trường An, Tư Mã Ngung cho Dương hậu phục vị, sau đó phế ngôi thái đệ của Tư Mã Dĩnh. Đến tháng 1 năm 305, Trương Phương lại một lần nữa phế truất Dương Hiến Dung mà không rõ nguyên nhân gì. Tới tháng 11 cùng năm, tướng Chu Quyền giả xưng là nhận được mật chiếu của hoàng đế, tuyên bố hồi phục ngôi vị cho Dương Hiến Dung. Sau đó, thủ hạ của Trương Phương là Lạc Dương Lệnh Hà Kiều dẫn quân đánh Chu Quyền.
Chu Quyền bại trận, Hà Kiều lại phế truất Dương hậu lần thứ năm. Tư Mã Ngung thấy vậy cũng muốn hạ độc giết chết Dương Hiến Dung. Tuy nhiên, viên tướng ở lại giữ Lạc Dương là Lưu Thôn kiên quyết ngăn lại việc này. Tư Mã Ngung đọc xong tờ biểu, đùng đùng nổi giận, sai người dẫn quân tới Lạc Dương tiêu diệt Lưu Thôn. Lưu Thôn không còn cách nào khác đành bỏ chạy tới chỗ của Cao Mật vương Tư Mã Lược tránh nạn, mang theo Dương Hiến Dung.
Đến cuối năm 305, Đông Hải vương Tư Mã Việt giành thắng lợi trong cuộc giao tranh với Tư Mã Ngung, nhân đó bắt được Huệ Đế, rồi hạ lệnh dời đô về Trường An. Đến tháng 6 năm 306, Việt hạ lệnh phục lại ngôi hoàng hậu cho Dương Hiến Dung.
Hoàng hậu của 2 quốc gia
Có thể nói, chỉ trong 5 năm, Dương Hiến Dung nhiều lần bị cầm tù phế vị, lại nhiều lần được phục chức hoàng hậu. Cuộc đời vẫn đầy trớ trêu, vương triều Tây Tấn trải qua nhiều lần binh biến rơi vào cảnh bấp bênh. Năm 311, quân Hung Nô khi này đã sáng lập ra đế quốc Hán Triệu và tấn công vào Lạc Dương. Tháng 6 năm đó, đại tướng của Hán Triệu là Lưu Diệu đã triệt hạ được kinh đô và cướp Dương Hiến Dung đi. Không ngờ Lưu Diệu lại cực kỳ sủng ái nàng, không những dành cho nàng yêu thương mà còn rất chiều chuộng nàng, sau đó cả hai còn có với nhau 3 người con trai là Lưu Hi, Lưu Tập và Lưu Xiển.
Đến năm 318, Hoàng đế nhà Hán Triệu là Lưu Thông qua đời, Lưu Diệu thân là tướng quân nên đứng ra dẫn quân dẹp loạn, xong ông còn tự mình xưng đế và lập Dương Hiến Dung trở thành Hoàng hậu.
Đây cũng là lần thứ 7, nàng được ngồi vào vị trí mẫu nghi thiên hạ. Đồng thời, nàng cũng trở thành mỹ nhân duy nhất trong lịch sử Trung Quốc phong kiến là hoàng hậu của 2 quốc gia khác nhau. Nhưng thời gian tươi đẹp chẳng kéo dài được bao lâu, vài năm sau, năm 322, nàng đã lâm bệnh và qua đời, thọ 42 tuổi.
*Bài viết được tổng hợp thông tin từ Sohu, 163, QQ.
Tags