- Kết quả thi đấu đoàn thể thao Việt Nam tại Olympic 2024 hôm nay (7/8): Trịnh Văn Vinh thất bại trong cả ba lần cử giật
- 'Bà ngoại chơi bóng bàn' cười tươi như hoa dù bị loại ở Olympic, lý do phía sau khiến dân mạng thực sự xúc động
- Tranh cãi đô vật Ấn Độ không được tranh HCV Olympic vì thừa... 100g dù đã vào chung kết
Giáo dục thể chất trong trường học là một trong những hoạt động giáo dục rất quan trọng. Việc giáo dục thể chất không chỉ nâng cao sức khỏe mà còn rèn luyện tính kỷ luật, lối sống lành mạnh, và giúp các em phát triển toàn diện. Tuy nhiên, việc giáo dục thể chất trong trường đại học hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề cần phải bàn bạc và xem xét một cách thấu đáo.
Theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện môn học Giáo dục Thể chất là bắt buộc đối với tất cả sinh viên đại học. Môn học này được thiết kế với mục tiêu rõ ràng là phát triển cả về mặt thể chất lẫn tinh thần của sinh viên. Thông tư Số 25/2015/TT-BGĐT Quy định cụ thể về chương trình môn học giáo dục thể chất thuộc các chuơng trình đạo tạo trình độ đại học.
Nghị quyết 29-NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhấn mạnh coi trọng phát triển thể chất để phát triển toàn diện cả về đức - trí - thể - mỹ cho học sinh. Những nghị định, nghị quyết của Đảng và Chính phủ khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục thể chất đối với sự hình thành và phát triển thể chất cũng như nhân cách của sinh viên.
Vai trò của giáo dục thể chất đối với sinh viên
Hoạt động giáo dục thể chất học đường có vai trò quan trọng đối với sự phát triển thế chất và trí tuệ của sinh viên đại học. Điều đó được thể hiện một cách đầy đủ trên nhiều mặt.
Thứ nhất, giáo dục thể chất góp phần tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực và tầm vóc đúng với lứa tuổi, giới tính và đặc điểm sức khỏe của mỗi sinh viên.
Thứ hai, việc giáo dục thể chất tạo cơ sở để phát triển toàn diện cho sinh viên về kỹ năng, kỹ xảo. Đây là một trong những hoạt động thiết thực góp phần phát triển kỹ năng sống cho sinh viên.
Thứ ba, giáo dục thể chất cũng là hoạt động rèn luyện kỹ năng sống. Ở đó, các em sinh viên sẽ được hình thành và phát triển những kỹ năng sống cốt lõi như: năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, ứng xử, khả năng vượt qua khó khăn, phòng chống đuối nước, khả năng thích ứng với môi trường xã hội, năng lực làm việc nhóm…Từ đó xây dựng lối sống lành mạnh, có kỷ luật cho sinh viên.
Những khó khăn trong công tác giáo dục thể chất ở trường đại học
Mặc dù có vai trò rất lớn trong việc giáo dục toàn diện sinh viên nhưng môn giáo dục thể chất trong trường đại học hiện nay vẫn chưa thực sự được quan tâm. Do vậy, việc dạy và học thể dục nói riêng, các hoạt động giáo dục thể chất nói chung còn nhiều vấn đề bất cập.
Đầu tiên, cơ sở vật chất cho việc giáo dục thể chất trong trường học còn ít về số lượng và thiếu đồng bộ. Sân chơi bãi tập, đặc biệt là các trường ở thành phố còn nhỏ, hẹp gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc dạy và học.
Các tiết học thể dục vẫn còn xen kẽ với các tiết học văn hóa khác gây ảnh hưởng tới việc học của học sinh. Việc bố trí học thể chất trong một buổi riêng còn chưa thực hiện được làm giảm đi không nhỏ hiệu quả của giáo dục thể chất trong nhà trường.
Chất lượng chuyên môn của các cuộc thi thể dục thể thao như Hội khỏe phù đổng, các giải thi đấu cấp sinh viên, cấp quốc gia còn chưa được tổ chức một cách chuyên nghiệp.
Đa số giảng viên và sinh viên đều coi giáo dục thể chất là "môn phụ" nên chưa thực sự quan tâm đúng mức tới môn học này. Điều này làm giảm hiệu quả cũng như vai trò của giáo dục thể chất trong nhà trường.
Phát triển giáo dục thể chất trong trường đại học
Tuyên truyền về vai trò của giáo dục thể chất đến sinh viên. Từ đó thay đổi cách nhìn, tư duy về vị trí của giáo dục thể chất trong trường đại học. Việc thay đổi nhận thức sinh viên là yếu tố quan trọng góp phần phát triển giáo dục thể chất trong nhà trường. Cần đặt môn giáo dục thể chất trong nhà trường về đúng vị trí của nó, là một trong bốn yếu tố "Đức – Trí – Thể - Mỹ" để phát triển toàn diện sinh viên.
Để phát triển giáo dục trước hết cần hoàn thiện hệ thống sân chơi, bãi tập, các dụng cụ phục vụ cho hoạt động dạy và học thể dục, thể thao. Đây là yếu tố đầu tiên mang tính quyết định để tạo nên bước đột phá trong việc giáo dục thể chất trong trường đại học. Bởi thầy giỏi, học trò tích cực nhưng nếu bãi tập, dụng cụ học tập thiếu thì hiệu quả cũng không thể đạt được như mong muốn.
Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, giảng viên làm công tác giáo dục thể chất trong nhà trường. Tổ chức tập huấn hàng năm cho đội ngũ giảng viên dạy giáo dục thể chất để đảm bảo cập nhật nhanh nhất những thay đổi về nội dung, phương pháp giảng dạy, giáo dục thể chất trong nhà trường.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các cuộc thi, các câu lạc bộ, các hoạt động thể chất trong nhà trường. Hệ thống các giải thưởng trong cuộc thi thể thao dành cho sinh viên sẽ là động lực để thúc đẩy giáo dục thể chất phát triển nhanh chóng.
Nâng cao vai trò, vị trí của môn giáo dục thể chất trong nhà trường là một trong những mục tiêu quan trọng góp phần phát triển toàn diện sinh viên. Giáo dục thể chất (GDTC) góp phần hình thành các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho sinh viên; giúp các em phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, tăng tốc độ dẻo dai, sức bền, sự tự tin và khả năng phòng vệ cho bản thân. Dù mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe, tinh thần nhưng GDTC lại là "nỗi ám ảnh" của phần lớn học sinh – sinh viên; nhất là với những bạn có thể lực không tốt. Việc biến môn thể chất không trở nên ám ảnh trong sinh cần vai trò rất lớn của nhà trường.