Nào, cùng... thương nhớ thời bao cấp

Thứ Bảy, 18/08/2018 18:59 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Cuộc tọa đàm có tên Thương nhớ thời bao cấp diễn ra vào sáng 18/9 tại Hà Nội là cơ hội để chúng ta hoài niệm về thời bao cấp, với những câu chuyện khó quên và không thể quên.

Trước đó, từ ngày 16/8, triển lãm cùng tên cũng đã diễn ra tại Trung tâm văn hóa Pháp (Hà Nội), với gần 30 bức tranh minh họa sinh động và hóm hỉnh của hai họa sĩ Thành Phong và Hữu Khoa về thời bao cấp.

Chú thích ảnh
Poster của chương trình

Ngoài tác giả Thành Phong, cuộc tọa đàm còn có sự góp mặt của GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội và chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.

Chú thích ảnh
Từ trái qua: họa sĩ Thành Phong, GS Nguyễn Minh Thuyết và chuyên gia Phạm Chi Lan

Chia sẻ những câu chuyện về thời bao cấp, những diễn giả của cuộc tọa đàm đều nhận định: không chỉ giới thiệu đến độc giả những câu cửa miệng, tục ngữ, thành ngữ, những câu ca vần vè, cho tới những biển hiệu bán hàng, những khúc đồng dao... từng quen thuộc trong thời bao cấp, triển lãm Thương nhớ thời bao cấp còn khiến người xem – đặc biệt là những khán giả lớn tuổi - nhớ về những ký ức của chính bản thân mình

Dẫu hiển hiện trong những sáng tác dân gian ấy là một xã hội còn vô cùng khó khăn, với những nỗi lo lắng nhọc nhằn về những thứ nhu yếu phẩm không thể căn bản hơn nữa của cuộc sống thường nhật: cái khăn mặt, túi cá khô, cái quần đùi hoa, cuốn sổ gạo, cục gạch xếp hàng... ta vẫn thấy vượt hẳn lên trên là cái nhìn quan sát sâu sắc, điềm tĩnh đến kinh ngạc, cùng thái độ phản biện hài hước và đôi khi còn vui tươi đến lạ kỳ.

Nhân cuộc triển lãm Thương nhớ thời bao cấp, xin được giới thiệu cùng độc giả một số bức tranh tiêu biểu đang được trưng bày của các tác giả Hữu Khoa và Thành Phong.

Chú thích ảnh
Những bức tranh tại triển lãm được trích từ cuốn sách tranh Thương nhớ thời bao cấp, do Công ty sách Nhã Nam và NXB Hội Nhà văn ấn hành từ cách đây vài tháng.
Chú thích ảnh
Trong mắt các cô gái xưa, chàng trai lý tưởng, “đáng mặt” đàn ông phải có đài  và “pha-vơ-rít” (Favorite – loại xe của Tiệp Khắc cũ).
Chú thích ảnh
Cuộc sống khó khăn nên nhiều sĩ quan quân đội phải làm mọi nghề đề kiếm sống khi giải ngũ

 

Chú thích ảnh
Thậm chí sống bằng nghề nông hoặc buôn bán

 

Chú thích ảnh
Bức tranh minh họa “thần tượng đi tây thời bao cấp” – những người sang nước Nga học tập và làm việc. Khi về, họ xách đủ  hàng “hot” thời bao cấp như: bàn là, nồi áp suất…

 

Chú thích ảnh
Bức tranh phác họa khung cảnh thời bao cấp, đàn ông được phân phối vải, giày dép và đôi khi cả áo may ô. Từ đó, dân gian có câu than rằng: “Bắt cởi trần phải cởi trần, cho may ô mới được phần may ô”.

 

Chú thích ảnh
“Ghế thì ít, đít thì nhiều" phản ánh nạn chạy quyền chức, tranh giành địa vị trên quan trường .

 

Chú thích ảnh
Thành ngữ từ thời bao cấp phản ánh một thực tế phổ biến ở nhiều cơ quan, xí nghiệp nhà nước khi mà ai cũng cảm thấy mình rất “to” trong cơ chế quan liêu nhiều cửa, nhiều con dấu. 
 

 

Chú thích ảnh
Thành ngữ đôi khi được viết tắt thành CCCC, hơi giống CCCP là tên viết tắt của Liên Xô, mô tả thực tế trong thời kỳ bấy giờ chính là vấn nạn “con ông cháu cha” trong các cơ quan, xí nghiệp nhà nước. Dị bản: “con cháu các cụ cả”

 

Chú thích ảnh
Thời đó, được cán bộ khuyến khích đóng góp ý kiến để xây dựng, nhiều người thẳng thắn góp ý, nhưng sau đó lại gặp tai vạ.

Anh Bảo

Cả Hà Nội đang cùng xếp hàng về thời bao cấp

Cả Hà Nội đang cùng xếp hàng về thời bao cấp

4 triển lãm về thời bao cấp từ trước đến nay ở Hà Nội đều đông khách từ ngày khai mạc tới ngày kết thúc - điều ít thấy ở các cuộc triển lãm.

Chia sẻ
Đọc thêm
  • Xem thêm  ›