(Thethaovanhoa.vn) - Nhờ kính thiên văn vũ trụ Kepler, lần đầu tiên giới khoa học thành công ghi lại hình ảnh của một vụ nổ sóng xung kích từ một vụ nổ siêu tân tinh trong không gian.
- NASA chia sẻ những bức ảnh gây sốc về biến đổi khí hậu trên trái đất
- NASA chính thức công bố lộ trình lên hành tinh Đỏ
Hiện tượng này xảy ra khi một ngôi sao cạn kiệt nhiên liệu cho phản ứng hạt nhân và sụp đổ dưới trọng lực của chính nó. Khi tự nổ tung, lõi của ngôi sao sẽ giải phóng ra một sóng xung kích siêu âm, khi chạm đến bề mặt ngôi sao, sóng xung kích này sẽ tạo ra một luồng ánh sáng lớn trong khoảng 1 giờ đồng hồ gọi là nổ sóng xung kích. Hình ảnh về các vụ nổ sóng xung kích rất khó để gặp được.
Trong nghiên cứu lần này, các nhà khoa học đã phát hiện ra 2 vụ nổ siêu tân tinh được Kepler ghi lại trong năm 2011. Một của ngôi sao KSN 2011a, một ngôi sao có kích thước gần 300 lần Mặt Trời và cách Trái Đất 700 triệu năm ánh sáng.
Vụ nổ còn lại từ ngôi sao KSN 2011d, lớn hơn Mặt Trời khoảng 500 lần và cách Trái Đất 1,2 tỷ năm ánh sáng. Mặc dù cả 2 vụ nổ đều giải phóng một nguồn năng lượng tương tự nhau, Kepler không ghi lại được hiện tượng nổ sóng xung kích ở ngôi sao nhỏ hơn là KSN 2011a.
Các nhà khoa học cho rằng do ngôi sao này có khí gas dày đặc bao quanh và lớp khí gas này đã chặn sóng xung kích chạm đến bề mặt ngôi sao.
Chi tiết công trình nghiên cứu sẽ công bố chi tiết trong tạp chí "Astrophysical".
TTXVN
Tags