Nếu kích nổ "thiết bị" 27 tấn ở nơi sâu nhất thế giới, chuyện gì xảy ra?

Thứ Ba, 28/02/2023 20:28 GMT+7

Google News
Cover

Kích nổ "thiết bị" này ở rãnh Mariana, nơi sâu nhất thế giới, có thể cho kết quả không thể ngờ tới.

Rãnh Mariana nằm ở phía tây của Thái Bình Dương, cách đảo Guam chỉ 360 km. Điểm sâu nhất của rãnh là Vực thẳm Challenger, cách bề mặt khoảng 11 km. Theo các chuyên gia, tại điểm sâu nhất này, người ta có thể xếp chồng khoảng 30 tòa nhà Empire State lên nhau trước khi chạm tới bề mặt. Con số này có thể cho thấy độ sâu của rãnh Mariana lớn tới mức nào.

Rãnh Mariana nằm ở điểm giao nhau của hai mảng kiến tạo và nhìn trông giống như một ngọn núi úp ngược. Điểm sâu nhất của rãnh Mariana đạt tới độ sâu tới 11 km, sâu gấp 3 lần độ sâu nơi con tàu Titanic bị đắm.

Nếu kích nổ thiết bị 27 tấn ở nơi sâu nhất thế giới, chuyện gì xảy ra? Kết quả bất ngờ - Ảnh 1.

Điểm sâu nhất của rãnh Mariana Vực thẳm Challenger. Ảnh: Getty Images

Nơi đây không có ảnh sáng với áp suất nước gấp khoảng 1.000 lần áp suất khí quyển ở mực nước biển. Tính đến nay, rãnh Mariana có môi trường được bảo tồn khá tốt do chưa bị con người can thiệp.

Tuy nhiên, sau khi quét camera cùng một số thiết bị xuống rãnh Mariana, các nhà khoa học lại nhận thấy ở đây có chứa nhiều sự sống. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ở dưới đáy rãnh Mariana có nhiều quần thể tổ chức sinh vật đơn bào sinh sống nhờ vào chất thải hữu cơ lắng xuống đại dương. Nhưng ở đây lại có rất ít các động vật lớn sống sót.

Thế nhưng, câu hỏi đặt ra rằng nếu kích nổ một quả bom hạt nhân ở đáy rãnh Mariana thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Cụ thể, nếu kích nổ Tsar Bomba, loại bom hạt nhân mạnh nhất từng được tạo ra trên thế giới, ở dưới rãnh Mariana, thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Nếu kích nổ thiết bị 27 tấn ở nơi sâu nhất thế giới, chuyện gì xảy ra? Kết quả bất ngờ - Ảnh 2.

Quả bom Tsar Bomba. Ảnh: Getty Images

Các chuyên gia chỉ ra rằng, sức công phá của quả bom Tsar Bomba lớn tới nỗi sóng xung kích của nó rất lớn. Sóng xung kích của quả bom này đủ mạnh để có thể phá huỷ mọi thứ trong khu vực 1.000 km2. Đặc biệt, cầu lửa của nó đủ nóng để nung chảy đá vụn. Thậm chí, những quả bom giống như thế này phát ra năng lượng lớn tới nỗi có thể làm bốc hơi cả hồ nước.

Bom Tsar Bomba được Liên Xô cho thử nghiệm vào cuối tháng 10 năm 1961. Quả bom này nặng khoảng 27 tấn và dài 8 mét. Khi được kích nổ, sức nóng từ quả bom này có thể gây bỏng cấp độ ba cho toàn bộ những người sống quanh bán kính 100 km.

Theo các chuyên gia, vụ nổ của Tsar Bomba có thể được nhìn thấy từ khoảng cách gần 1.000 km và tạo ra một quả cầu lửa rộng 8 km, đặc biệt kéo theo đám mây hình nấm cao hơn 67 km. Cụ thể, đám mây nấm mà vụ nổ tạo ra cao gấp bảy lần chiều cao của đỉnh Everest. Điều này khiến Tsar Bomba trở thành một trong mười quả bom hạt nhân mạnh nhất trong lịch sử.

Nhưng điều quan trọng là làm sao để đưa quả bom này xuống tới đáy rãnh Mariana? Bởi nếu một quả bom chỉ vô tình phát nổ ở gần bề mặt thì cũng có thể gây nguy hiểm cho rất nhiều người. Những cơn sóng thần cao hàng trăm mét có thể xảy ra.

Tuy nhiên, việc đưa quả bom xuống Vực thẳm Challenger, điểm sâu nhất của rãnh Mariana, lại không hề dễ dàng, bởi lẽ phải bảo vệ nó khỏi áp lực cực cao.

Trên thực tế, ở đáy rãnh Mariana, áp lực nước rất lớn, giống như sức nặng của một trăm con voi trưởng thành. Do đó, chúng ta sẽ cần phải dùng đến một bình áp suất đặc biệt để vận chuyển bom, giống như trong Chiến dịch Wigwam. Cụ thể, vào năm 1955, Mỹ đã cho nổ một quả bom ở độ sâu 600 m. Quả bom này mạnh gấp đôi quả bom ném xuống Hiroshima. Vụ nổ đã tạo ra một bong bóng khổng lồ ở trên mặt nước và gây ra ô nhiễm phóng xạ chết người lan rộng tới 13 km2.

Sức công phá rất lớn

Nếu kích nổ thiết bị 27 tấn ở nơi sâu nhất thế giới, chuyện gì xảy ra? Kết quả bất ngờ - Ảnh 3.

Nếu kích nổ một quả bom hạt nhân ở dưới đáy rãnh Mariana, sức công phá của nó rất lớn. Ảnh minh họa

Trong vài mili giây đầu tiên, nguyên liệu nguyên tử sẽ bắt đầu chuỗi phản ứng và phát nổ với năng lượng tương đương với 50 triệu tấn thuốc nổ TNT. Điều này dẫn tới lần đầu tiên trong lịch sử, luồng ánh sáng cực đại sẽ lan toả khắp rãnh Mariana. Nhiệt lượng từ vụ nổ này sẽ tạo ra khoảng trống là một bong bóng rực lửa chứa hơi nước, nguyên tố phóng xạ và phần còn sót lại của các con cá kém may mắn.

Bong bóng này sẽ ngày một to hơn vì nó làm bốc hơi lượng nước xung quanh. Theo đó, áp suất của bong bóng cực lớn và liên tục làm nó nở ra như không gì có thể chặn lại. Cuối cùng nó tạo ra cơn địa chấn có thể được phát hiện ở những điểm đo và cá voi trên phạm vi toàn thế giới.

Sau vài giây, bong bóng xẹp xuống và sẽ bắt đầu mở rộng ra phía ngoài. Sự giãn nở và co lại này sẽ tiếp tục diễn ra trong ba hoặc bốn chu kỳ.

Nhưng điều này sẽ khiến cho nước hỗn loạn, nóng và thậm chí là trộn lẫn với phóng xạ. Đặc biệt, nhiệt độ tăng lên từ vụ nổ này có thể tạo ra những trận cuồng phong dữ dội. Thế nhưng điều đáng lo ngại là các vùng nước hỗn loạn và chất phóng xạ sẽ có tác động xấu tới sinh vật biển, kéo theo hàng loạt sinh vật bị xóa sổ vì vụ nổ.

Cá biển sâu thậm chí có thể sẽ bị mù do ánh sáng chói lòa. Chưa hết, theo thời gian, chúng ta cũng có thể nhìn thấy những tác động bất ngờ tới các hệ sinh thái ở gần nơi phát nổ. Chẳng hạn, các tảng san hô to bằng ô tô đã xuất hiện sau khi xảy ra 23 vụ nổ ở một cơ sở thử nghiệm hạt nhân của Mỹ trên đảo san hô Bikini. Ngoài ra, vô số các loài động vật sống dưới nước cũng có thể bị đột biến sau một thời gian.

Bài viết tham khảo nguồn: Kurzgesagt, Scientificamerican, Newscientist, Popularmechanics

Minh Hằng

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›