Nga cảnh báo hậu quả việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở

Thứ Năm, 26/12/2019 07:43 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko tuyên bố việc Mỹ có khả năng rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở sẽ là một đòn giáng mạnh vào an ninh châu Âu.   

Nga cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm Hiệp ước Bầu trời Mở

Nga cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm Hiệp ước Bầu trời Mở

Quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ càng trở nên căng thẳng khi Thổ Nhĩ Kỳ từ chối cho Nga thực hiện bay giám sát từ ngày 1 đến 5/2/2016 trên không phận nước này trong khuôn khổ Hiệp ước Bầu trời Mở.

Phát biểu ngày 25/12 với tờ Kommersant, khi được hỏi Nga sẽ phản ứng thế nào nếu Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở, Thứ trưởng Grushko nêu rõ: "Chúng tôi sẽ đưa ra quyết định dựa trên lợi ích quốc gia. Dù ở bất cứ trường hợp nào, chúng tôi có thể nói rằng đây sẽ lại là một đòn giáng vào an ninh châu Âu".   

Ngoài ra, Thứ trưởng Grushko cũng cho biết, Mỹ vẫn chưa thông báo với Nga về quyết định rút khỏi hiệp ước.   

Hồi tháng 10, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot Engel cho hay Nhà Trắng đang xem xét rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở. Tờ Wall Street Journal sau đó đưa tin, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một văn kiện cho thấy ý định  muốn rời khỏi hiệp ước của Mỹ. 

Tuy nhiên, 11 thành viên Thượng viện Mỹ đã viết thư yêu cầu Tổng thống Trump không rút khỏi hiệp ước trên, cho rằng điều này sẽ chỉ gây tổn hại cho các nước. Thay vào đó những nghị sĩ này kêu gọi ông chủ Nhà Trắng đảm bảo rằng Moskva tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận.   

Chú thích ảnh
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng, Washington, DC, ngày 27/10/2019. Ảnh: AFP/ TTXVN

Hiệp ước Bầu trời mở ký năm 1992 giữa 23 quốc gia thành viên của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), cho phép các nước tham gia thực hiện các chuyến bay trên bầu trời các cơ sở quân sự. Hiệp ước này có hiệu lực từ năm 2002 và hiện có 34 quốc gia thành viên.

Hiệp ước Bầu trời mở nhằm hoàn thiện cơ chế kiểm soát hoạt động quân sự, kiểm soát việc tuân thủ các thỏa thuận kiểm soát vũ khí để củng cố lòng tin giữa các quốc gia tham gia hiệp ước. Các nước có quyền tiến hành các chuyến bay giám sát trên không phận của nhau, nhưng phải thông báo trước 72 giờ để nước chủ nhà có thời gian phản hồi.    

Phương Hồ/TTXVN

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›