Nga và Ukraine có thể nối lại đàm phán vào ngày 2/3

Thứ Ba, 01/03/2022 23:14 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Những thông tin mới về những diễn biến trong quan hệ Nga-Ukraine.

Nga cấm hàng chục nước sử dụng không phận

Nga cấm hàng chục nước sử dụng không phận

Ngày 28/2, Nga đã cấm các hãng hàng không của 36 quốc gia, trong đó có Anh, Đức, Tây Ban Nha, Italy và Canada, sử dụng không phận nhằm đáp trả các biện pháp trừng phạt nhằm vào lĩnh vực hàng không của nước này.

 

Đọc thêm các thông tin về tình hình Nga - Ukraine TẠI ĐÂY

 

Chuyên gia chính trị Belarus: Nga và Ukraine có thể nối lại đàm phán vào ngày 2/3  -Nga khuyến cáo người dân thủ đô Kiev sơ tán trước khi tấn công cơ sở thông tin của Ukraine

Vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Ukraine có thể được nối lại vào ngày 2/3 tại một địa điểm trên biên giới giữa Belarus và Ba Lan. Đây là thông tin do chuyến gia chính trị người Belarus  Yury Voskresensky đưa ra ngày 1/3 trong trả lời phỏng vấn hãng tin Sputniknews.   

Ông Voskresensky là người có mối quan hệ thân cận với nhóm tổ chức cuộc đàm phán trên. Ông nêu rõ theo nguồn tin ban đầu, vòng đàm phán giữa Nga và Ukraine có khả năng diễn ra vào ngày 2/3. Chuyên gia này cũng lưu ý rằng hai bên có thể gặp nhau tại một địa điểm gần biên giới giữa Belarus và Ba Lan. Ông cho biết thêm thành viên phái đoàn đàm phán 2 nước bắt đầu đến Belarus vào tối 1/3 (theo giờ địa phương).   

Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Đại tướng Sergei Shoigu cho biết quân đội Nga sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine cho đến khi đạt được các mục tiêu đã đề ra.

tình hình ukraine, quan hệ nga ukraine, căng thẳng Nga Ukraine, Donetsk và Lugansk, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quan hệ nga châu âu, tình trạng khẩn cấp ở ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tại một cuộc họp ở Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, mở đầu cuộc họp, ông nhắc lại rằng “theo quyết định của Tổng thống Nga Vladimir Putin, từ ngày 24/2, Các lực lượng vũ trang Nga đang tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm bảo vệ người dân Donbass, phi quân sự hóa tại Ukraine. Theo ông Shoigu, mục đích chính của chiến dịch này là bảo vệ nước Nga trước mối đe dọa quân sự từ các nước phương Tây.   

Bộ trưởng Shoigu tái khẳng định trong khuôn khổ chiến dịch quân sự đặc biệt này, quân đội Nga không chiếm đóng lãnh thổ Ukraine, thực hiện mọi biện pháp để bảo toàn tính mạng và an toàn cho dân thường.

Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Thiếu tướng Igor Konashenkov thông báo Nga sẽ tấn công các cơ sở thông tin của Các lực lượng vũ trang Ukraine và các cơ sở công nghệ của Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) ở thủ đô Kiev, đồng thời kêu gọi người dân sống gần thủ đô nhanh chóng sơ tán. Theo ông Konashenkov, nhằm ngăn chặn chiến dịch thông tin chống Nga, Moskva sẽ sử dụng các vũ khí chính xác cao để tấn công các mục tiêu trên.   

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, số lượng vụ tấn công mạng nhằm vào các cơ quan chính phủ Nga đã tăng lên nhiều lần. Cụ thể, người dân Nga liên tục nhận được các cuộc gọi đe dọa bị sát hại hay đe dọa đánh bom nhằm vào trường học, nhà ga tàu hỏa, các cơ sở hạ tầng xã hội khác. Phía Nga cho rằng những vụ tấn công mạng hay các cuộc điện thoại nặc danh là do các đơn vị tác chiến mạng của SBU và một số cơ quan khác của Ukraine thực hiện.

OHCHR kêu gọi dừng các hành vi quấy rối đối với người Nga ở nước ngoài

Ngày 1/3, đại diện của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) tại Ukraine, Karolina Lindholm Billing cho hay cuộc xung đột tại Ukraine đã khiến khoảng 1 triệu người phải di tản trong nước, bên cạnh hàng trăm nghìn người phải chạy trốn ra nước ngoài.   

Trả lời báo giới tại  Stockholm (Thụy Điển), bà Billing cho rằng mọi sự chú ý đang đổ dồn về những người dân Ukraine chạy trốn ra nước ngoài để lánh nạn, song cũng cần lưu ý đến số lượng lớn người dân bị ảnh hưởng vẫn ở trong nước. Theo quan chức UNHCR này, hiện chưa có con số liệu chính xác người dân Ukraine phải đi di tản, song ước tính có khoảng 1 triệu người đã rời bỏ nhà cửa đến nơi khác an toàn hơn ở trong nước.   

Trước tình hình này, bà Billing nhấn mạnh UNHCR đang nỗ lực đẩy mạnh hoạt động cứu trợ về nơi trú ẩn cũng như lương thực cho người dân Ukraine phải đi di tản ở trong nước.    

tình hình ukraine, quan hệ nga ukraine, căng thẳng Nga Ukraine, Donetsk và Lugansk, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quan hệ nga châu âu, tình trạng khẩn cấp ở ukraine
Người tị nạn Ukraine sang tới Ubla, miền Đông Slovakia ngày 25/2/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Cùng ngày, Thủ tướng Anh Boris Johnson cảnh báo về cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng gia tăng do diễn biến quân sự tại Ukraine, ước tính số người tị nạn có thể lên tới hàng triệu người khi người dân rời bỏ nhà cửa.     

Phát biểu từ thủ đô Vácsava trong chuyến công du Ba Lan, Thủ tướng Johnson nêu rõ cuộc xung đột tại Ukraine đã khiến hàng trăm nghìn người phải rời bỏ nhà cửa và các nước cần phải chuẩn bị cho dòng người di tản còn lớn hơn, có lẽ hàng triệu người. Theo nhà lãnh đạo Anh,  London sẽ cung cấp khoản viện trợ nhân đạo và khẩn cấp lên tới 220 triệu bảng Anh (294,69 triệu USD) cho Ukraine. Ngoài ra, Anh đã đặt 1.000 binh sĩ trong tình trạng sẵn sàng để hỗ trợ hoạt động nhân đạo ở các nước láng giềng, bao gồm cả Ba Lan.     

Trong khi đó, người phát ngôn của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền (OHCHR) Liz Throssell  kêu gọi chấm dứt hành vi quấy rối đối với người Nga đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài liên quan đến tình hình tại Ukraine. Theo bà Throssell, không nên có hành động hoặc lời nói quấy rối người khác chỉ vì quốc tịch của họ và hiện nhiều người đang bị đe dọa.

Liên quan đến trường hợp các vận động viên và nghệ sĩ Nga bị cấm tham gia các sự kiện quốc tế, người phát ngôn của UNHCHR nhận định các lệnh trừng phạt không được ảnh hưởng đến quyền con người và cho rằng cần rà soát từng trường hợp bị ảnh hưởng.

Nga cân nhắc áp đặt hạn chế với doanh nghiệp nước ngoài

Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 1/3 cho biết đã soạn dự thảo sắc lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc tạm thời hạn chế doanh nghiệp nước ngoài rút khỏi nước này.    

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, phát biểu tại một cuộc họp, Thủ tướng Mishustin nêu rõ, để hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài đưa ra quyết định trong tình hình hiện nay, một dự thảo sắc lệnh của Tổng thống đã được soạn thảo về các hạn chế tạm thời đối với việc rút các tài sản khỏi Nga. Ông Mishustin cũng cho biết nhà chức trách Nga sẵn sàng đối thoại với các nhà đầu tư mang tính xây dựng.    

Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cấm người Nga từ ngày 1/3 chuyển ngoại tệ vào tài khoản ở nước ngoài.   

Chú thích ảnh
Thủ tướng Anh Borris Johnson phát biểu trong phiên họp của Hạ viện ở London, Anh, ngày 22/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong một diễn biến liên quan cùng ngày, người phát ngôn của Thủ tướng Anh Boris Johnson thông báo lệnh cấm các tàu có liên quan đến Nga cập cảng Anh sẽ có hiệu lực từ ngày 1/3. Thuộc diện bị cấm là các tàu treo cờ Nga, do người Nga sở hữu, đăng ký, quản lý, thuê hoặc vận hành tại Nga, kể cả các thuyền buồm thuộc sở hữu tư nhân.   

Trong khi đó, thêm nhiều tập đoàn lớn trên thế giới tuyên bố ngừng giao hàng tới Nga. Cụ thể, tập đoàn viễn thông đa quốc gia Nokia cho biết sẽ đình chỉ các đơn hàng giao tới Nga để tuân thủ các biện pháp trừng phạt được áp đặt sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Nokia cho hay đây là một “tình huống phức tạp và diễn biến nhanh” và công ty sẽ tiếp tục đánh giá tình hình. Nokia hiện cung cấp thiết bị viễn thông cho các nhà khai thác hàng đầu của Nga gồm MTS, Vimpelcom, Megafon và Tele2.    

Cùng ngày, công ty sản xuất xe máy Harley-Davidson của Mỹ cũng thông báo ngừng hoạt động kinh doanh và tất cả các đơn giao hàng đến Nga trong bối cảnh khủng hoảng leo thang ở Ukraine.

Nga khẳng định còn quá sớm để đánh giá kết quả cuộc đàm phán với Ukraine

Điện Kremlin ngày 1/3 cho biết còn quá sớm để rút ra bất kỳ kết luận nào từ cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine nhằm chấm dứt xung đột quân sự hiện nay.     

Trong một phát biểu, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay Tổng thống Nga Vladimir Putin đã được thông báo về cuộc đàm phán và “còn quá sớm để đánh giá” kết quả. Trước đó, ngày 28/2, các quan chức Nga và Ukraine đã gặp nhau ở biên giới giữa Belarus và Ukraine lần đầu tiên kể từ khi giao tranh nổ ra, song không thu được kết quả khả quan khi giao tranh vẫn tiếp diễn tại Ukraine.     

Bên cạnh đó, ông Peskov cũng khẳng định các lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ không bao giờ khiến Moskva thay đổi quan điểm về vấn đề Ukraine. Ông cho biết hiện không có kế hoạch tổ chức các cuộc đàm phán giữa Tổng thống Nga và người đồng cấp Ukraine, đồng thời bác bỏ cáo buộc của Kiev rằng Moskva không kích các mục tiêu dân sự và sử dụng bom chùm.   

Chú thích ảnh
 Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov (thứ 2 trái) tham dự vòng đàm phán tại Gomel, Belarus, ngày 28/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Cùng ngày, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg kêu gọi Nga chấm dứt ngay lập tức cuộc giao tranh ở Ukraine và rút toàn bộ quân.   

Trả lời họp báo sau cuộc gặp Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda, ông Stoltenberg cho rằng Nga cần ngay lập tức ngừng giao tranh, rút toàn bộ lực lượng khỏi Ukraine và tham gia có thiện chí vào các nỗ lực ngoại giao. Ông đồng thời khẳng định NATO sẽ không triển khai quân hoặc máy bay chiến đấu đến hỗ trợ Kiev bởi liên minh quân sự này không muốn trở thành một phần của cuộc xung đột.   

Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày 1/3, hãng thông tấn Belta dẫn lời Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết nước này sẽ triển khai thêm quân tới khu vực biên giới với Ukraine. Theo Tổng thống Lukashenko, đây là những nhóm triển khai nhanh được đào tạo bài bản, “sẵn sàng ngăn chặn mọi hành động quân sự nhằm vào Belarus”.     

Cùng ngày, hãng thông tấn RIA dẫn lời Tổng thống Lukashenko cho hay việc khởi động đàm phán giữa Ukraine và Nga giúp dấy lên hy vọng rằng các hành động đối đầu có thể chấm dứt.

TikTok bản Trung Quốc gỡ hàng nghìn video liên quan đến xung đột Nga - Ukraine

ByteDance - Công ty chủ quản của ứng dụng TikTok, đã gỡ xuống hơn 3.500 video và 12.100 bình luận liên quan đến giao tranh Nga và Ukraine vì phát tán thông tin không phù hợp.   

Động thái này của ByteDance diễn ra sau khi nhiều nền tảng truyền thông xã hội lớn của Trung Quốc công bố những giải pháp nhằm ngăn chặn thông tin sai lệch và nội dung không phù hợp trong bối cảnh người dùng Internet địa phương ngày càng quan tâm đến chiến sự ở Ukraine.   

Douyin (TikTok bản Trung Quốc) chia sẻ trên tài khoản WeChat rằng nhiều video truyền bá các giá trị không phù hợp gây tổn hại đến hình ảnh của nền tảng.    

tình hình ukraine, quan hệ nga ukraine, căng thẳng Nga Ukraine, Donetsk và Lugansk, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quan hệ nga châu âu, tình trạng khẩn cấp ở ukraine
Biểu tượng của mạng xã hội TikTok. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngoài ra, với hơn 600 triệu người dùng hoạt động hằng ngày, Douyin cho rằng ứng dụng này đóng vai trò trong việc định hướng dư luận tại Trung Quốc về chiến sự ở Ukraine. Bởi thực tế, khi tìm kiếm trên Douyin với từ khóa “Ukraine” kết quả được đề xuất chủ yếu liên quan trang tin tức tổng hợp Jinri Toutiao thuộc ByteDance. Tài khoản này cập nhật nội dung liên quan đến chiến sự dưới nhiều hình thức như livestream, tác nghiệp hiện trường, đính chính tin đồn hay giải thích tình hình giao tranh.   

TikTok hiện phổ biến rộng rãi ở cả Ukraine và Nga, các binh sĩ tại đây cũng nhận được cảnh báo tránh đăng những nội dung gây rò rỉ hoạt động quân sự.      

Các mạng xã hội khác như Facebook, Twitter và YouTube cũng đã phải xóa nhiều tài khoản đưa thông tin không đúng sự thực. Hiện TikTok vẫn chưa đưa ra bất kỳ thông báo công khai nào về vấn đề này.

Nga đáp trả Thụy Sĩ về lệnh cấm máy bay đi vào không phận 

Cơ quan Hàng không Liên bang Nga Rosaviatsiya ngày 1/3 thông báo cấm các máy bay Thụy Sĩ đi vào không phận nước này.   

Theo kênh truyền hình RT, Rosaviatsiya nhấn mạnh quyết định trên là một biện pháp đáp trả sau khi Thụy Sĩ áp lệnh cấm với máy bay Nga và "Moskva đã hạn chế các chuyến bay dân dụng thuộc về hoặc đăng ký ở Thụy Sĩ".   

Hôm 28/2, Cơ quan Hàng không Liên bang Nga cũng thông báo đóng cửa không phận đối với 36 nước, trong đó có Canada và nhiều nước châu Âu như Anh, Đức, Pháp, Italy. Quyết định đóng cửa không phận của Nga được đưa ra sau khi Liên minh châu Âu (EU) cấm các hãng hàng không Nga vào không phận của họ.   

tình hình ukraine, quan hệ nga ukraine, căng thẳng Nga Ukraine, Donetsk và Lugansk, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quan hệ nga châu âu, tình trạng khẩn cấp ở ukraine
Máy bay của hãng hàng không Nga Aeroflot. Ảnh: AFP/TTXVN

Liên tiếp những ngày qua, hàng loạt quốc gia châu Âu, trong đó có Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Anh cùng các nước Bắc Âu và Baltic, thông báo đóng cửa không phận với máy bay Nga. Đây là động thái chưa từng có tiền lệ nhằm gây sức ép với Moskva sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở miền Đông Ukraine.   

Cơ quan Vận tải Hàng không và Cơ quan Lữ hành Liên bang Nga hôm 27/2 cho biết họ đang phối hợp với Bộ Ngoại giao Nga để tổ chức sơ tán công dân Nga từ các nước châu Âu, trong bối cảnh ngày càng nhiều nước phương Tây đóng cửa không phận với máy bay Nga.

Ba thành viên NATO chuyển 70 máy bay chiến đấu cho Ukraine

Theo hãng tin TASS, Bộ phận báo chí Hải quân Ukraine trên trang Facebook thông báo Bulgaria, Ba Lan và Slovakia sẽ chuyển 70 máy bay chiến đấu cho Ukraine, lực lượng có thể đồn trú ở các sân bay tại Ba Lan.    

Thông báo nêu rõ: "Nếu cần thiết, số máy bay này có thể đồn trú tại các sân bay của Ba Lan, từ đó phi công Ukraine sẽ thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu".    

Theo số liệu của nguồn tin, Bulgaria sẽ chuyển 16 chiến đấu cơ MiG-29 và 12 máy bay tấn công mặt đất Su-25, Ba Lan chuyển 28 máy bay MiG-29 còn Slovakia chuyển giao 12 MiG-29.   

Trước đó, Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo những nước cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine sẽ phải chịu trách nhiệm nếu những vũ khí này được sử dụng trong quá trình Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại đây.    

tình hình ukraine, quan hệ nga ukraine, căng thẳng Nga Ukraine, Donetsk và Lugansk, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quan hệ nga châu âu, tình trạng khẩn cấp ở ukraine
Người dân Ukraine vượt biên sang Hungary để tránh xung đột, ngày 25/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Bên cạnh đó, Bộ ngoại giao Nga khẳng định Moskva sẽ đáp trả các biện pháp mà Liên minh châu Âu (EU) đã thực hiện đối với Nga.   

Trong khi đó, Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết giao trang tiếp tục diễn ra ở tỉnh Severia để ngăn binh sĩ Nga tiến vào thủ đô từ hướng Đông Bắc. Ngoại ô thành phố Chernigov cũng ghi nhận sự xuất hiện của các nhóm trinh sát của Nga, với sự yểm trợ của xe bọc thép, tìm cách tiến vào  thành phố.     

Tại các hướng khác, các đơn vị xe tăng và cơ giới của Lực lượng vũ trang Ukraine, với sự yểm trợ của không quân và pháo binh, tiếp tục giao tranh. Tại Slobozhanshchina, các lữ đoàn cơ giới hóa và tiểu đoàn chiến thuật lực lượng tấn công đường không thuộc nhóm tác chiến đang ngăn bước tiến của quân đội Nga và nỗ lực duy trì tuyến phòng thủ đầu tiên.    

Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết thêm trong 24 giờ qua, đã bắn hạ 5 máy bay của Nga. Tuy nhiên, phía Nga chưa có bình luận gì về thông tin này.

Quân đội Nga đã tiến vào thành phố Kherson của Ukraine

Theo hãng tin AFP, quân đội Nga ngày 1/3 đã tiến vào Kherson - thành phố miền Nam của Ukraine, gần với bán đảo Crimea và đang thiết lập các trạm kiểm tra tại khu vực ngoại ô thành phố.

Thị trưởng thành phố Kherson, ông Igor Kolykhayev đã công bố thông tin này trên tài khoản cá nhân Facebook, đồng thời kêu gọi người dân không rời nhà trong thời gian thực hiện lệnh giới nghiêm.

Những hình ảnh do truyền thông địa phương công bố cũng cho thấy quân đội Nga đang tiến vào thành phố.

tình hình ukraine, quan hệ nga ukraine, căng thẳng Nga Ukraine, Donetsk và Lugansk, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quan hệ nga châu âu, tình trạng khẩn cấp ở ukraine
Hình ảnh từ vệ tinh Maxar ngày 27/2/2022 cho thấy sân bay Antonov ở thị trấn Hostomel, Ukraine bị phá hủy sau các trận oanh kích. Ảnh: AFP/TTXVN

Hôm 27/2, Nga tuyên bố đã bao vây thành phố này. Ngoài ra, Moskva cho biết quân đội Nga đã kiểm soát thành phố cảng Berdyansk, nơi nằm về phía Tây Bắc của Crimea trên Biển Azov.

Trong khi đó, một nguồn tin ngoại giao cho biết trong ngày 1/3, toàn bộ nhân viên của phái bộ giám sát đặc biệt thuộc Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) sẽ rời thành phố Donetsk hiện do lực lượng đòi độc lập kiểm soát.

Nhiệm vụ của phái bộ OSCE này là giám sát và báo cáo các vi phạm thỏa thuận ngừng bắn giữa Kiev và lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine.

Cùng ngày, Thứ trưởng Nội vụ Ba Lan Maciej Wasik cho biết khoảng 350.000 người đã từ Ukraine tới nước này kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền Đông Ukraine.

Trong khi đó, người phát ngôn Chính phủ Ba Lan Piotr Muller thông báo Thủ tướng nước này, Mateusz Morawiecki, sẽ thảo luận việc ủng hộ Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu (EU) với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tại Brussels (Bỉ) trong ngày 1/3.

Nga cảnh báo về việc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine

Bộ Ngoại giao Nga ngày 1/3 cảnh báo những nước cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine sẽ phải chịu trách nhiệm nếu những vũ khí này được sử dụng trong quá trình Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại đây.

Bên cạnh đó, Bộ ngoại giao Nga khẳng định Moskva sẽ đáp trả các biện pháp mà Liên minh châu Âu (EU) đã thực hiện đối với Nga.

Cùng ngày, người phát ngôn chính thức của Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov cho biết người dân ở thủ đô Kiev của Ukraine có thể rời thành phố.

Ông Konashenkov nêu rõ tất cả dân thường ở Kiev có thể tự do rời thành phố theo đường cao tốc Kiev-Vasilkov thông thoáng và an toàn.

Ông Konashenkov cũng khẳng định lại rằng các lực lượng vũ trang Nga chỉ nhằm vào các mục tiêu quân sự, không đe dọa dân thường.

tình hình ukraine, quan hệ nga ukraine, căng thẳng Nga Ukraine, Donetsk và Lugansk, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quan hệ nga châu âu, tình trạng khẩn cấp ở Ukraine
Tiêm kích MiG-28. (Nguồn: AP)

Trong khi đó, phát biểu với báo giới sau cuộc họp trực tuyến không chính thức với những người đứng đầu các bộ quốc phòng của các quốc gia thành viên EU, Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell thông báo khối này dự định tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine.

Theo ông, tất cả các quốc gia thành viên đều nhất trí tăng cường hỗ trợ quân sự trên cơ sở song phương cho Ukraine và thúc đẩy nỗ lực này với sự tài trợ của EU.

Bên cạnh đó, ông Borrell cũng cho biết Ukraine đã đề nghị cung cấp dữ liệu tình báo không gian và EU đang huy động trung tâm vệ tinh ở Madrid (Tây Ban Nha) đáp ứng đề nghị trên.

Cũng trong ngày 28/2, Đức thông báo đang triển khai máy bay chiến đấu Tornado và máy bay tuần tra trên biển tới khu vực Biển Baltic.

Trước đó cùng ngày, Hải quân Đức cũng triển khai thêm 6 tàu chiến, trong đó 4 tàu tới Biển Baltic. 

tình hình ukraine, quan hệ nga ukraine, căng thẳng Nga Ukraine, Donetsk và Lugansk, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quan hệ nga châu âu, tình trạng khẩn cấp ở ukraine
Các phương tiện nối đuôi nhau rời thủ đô Kiev, Ukraine, ngày 24/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Chính phủ các nước Na Uy và Phần Lan cũng thông báo sẽ đưa thêm vũ khí tới Ukraine. 

Quyết định trên đã đảo ngược chính sách của Na Uy từ những năm 1950 không cung cấp vũ khí cho các nước không thuộc thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang có chiến tranh hoặc có nguy cơ xung đột vũ trang.

Trong khi đó, Phần Lan dự định cung cấp 1.500 bệ phóng tên lửa, 2.500 súng trường, 150.000 băng đạn và 70.000 khẩu phần ăn tới Ukraine. Phần Lan là quốc gia thành viên EU nhưng không thuộc NATO, mặc dù có quy chế đối tác với liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu này.

Theo phóng viên Ottawa, Chính phủ Canada chuẩn bị gửi lô vũ khí sát thương thứ 3 tới Ukraine. Dự kiến, ngày 1/3, Ngoại trưởng Canada, bà Mélanie Joly sẽ đến Ba Lan để giám sát hoạt động này.

Ngày 27/2, Chính phủ Canada cam kết cung cấp thêm ít nhất 25 triệu CAD (19,59 triệu USD) viện trợ quân sự phi sát thương (gồm mũ bảo hiểm, áo giáp, mặt nạ phòng độc và thiết bị nhìn đêm) cho Ukraine. Hai tuần trước đó, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã đồng ý cung cấp cho Ukraine thiết bị sát thương trị giá 7,8 triệu CAD.

Trong khi đó, Hungary tuyên bố sẽ không cho phép việc vận chuyển vũ khí qua lãnh thổ nước này. Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto nêu rõ Budapest sẽ không cho phép việc vận chuyển vũ khí gây chết người qua lãnh thổ nước này. Quyết định trên nhằm đảm bảo an toàn của người dân Hungary.

Mỹ bác đề xuất của Ukraine về việc thiết lập vùng cấm bay đối với Nga

Ngày 28/2, Nhà Trắng đã bác đề xuất của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky về việc thiết lập vùng cấm bay đối với các chuyến bay của Nga trên không phận Ukraine, đồng thời cho rằng việc Mỹ tham gia động thái như vậy tương đương với một cuộc xung đột trực tiếp với Moksva - điều mà Washington không mong muốn.    

Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki cho biết việc thiết lập vùng cấm bay sẽ là bước tiến tới việc đưa quân đội Mỹ chống lại Nga, “có khả năng gây ra cuộc xung đột trực tiếp và có khả năng là một cuộc chiến tranh với Nga”. Đây là điều mà Mỹ không dự định làm. Bà Psaki cũng nêu rõ Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nói rất rõ ràng rằng “ông không có ý định gửi quân tới tham chiến trong cuộc chiến với Nga”.   

tình hình ukraine, quan hệ nga ukraine, căng thẳng Nga Ukraine, Donetsk và Lugansk, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quan hệ nga châu âu, tình trạng khẩn cấp ở Ukraine
Hình ảnh từ một trang web cho thấy các máy bay đều tránh không phận Ukraine và Nga khi Moskva tiến hành "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở miền Đông Ukraine. Ảnh: CNN/TTXVN

Khi được hỏi về việc thiết lập vùng cấm bay đối với các chuyến bay của Nga trên không phận Mỹ, người phát ngôn Nhà Trắng nêu rõ phương án này không được tính tới, đồng thời nhấn mạnh nhiều hãng hàng không của Mỹ vẫn phải bay qua Nga để tới châu Á.   

Trong khi đó, cùng ngày, đại diện thường trực của Nga tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Vassily Nebenzia tuyên bố Moskva coi việc Ukraine tiếp cận NATO là "lằn ranh đỏ", tuy nhiên Washington đã không đề cập tới vấn đề này cùng nhiều vấn đề khác. Ông Nebenzia nêu rõ "Việc Ukraine gia nhập NATO đối với chúng tôi là giới hạn đỏ...

Việc có cơ sở hạ tầng của NATO ở quốc gia đó sẽ buộc chúng tôi phải triển khai các biện pháp đáp trả tương tự”. Chính vì vậy, Moskva đã đề nghị Mỹ và NATO ký các thỏa thuận cung cấp bảo đảm an ninh cho Nga, song điều này đã bị từ chối.

Tổng thống Nga ký sắc lệnh kinh tế đặc biệt ứng phó với trừng phạt của phương Tây

Hãng thông tấn Tass đưa tin Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về các biện pháp kinh tế đặc biệt ứng phó với những hành động "không thân thiện" của Mỹ và các đồng minh phương Tây đối với Nga. Sắc lệnh này đã được công bố trên trang web của Điện Kremlin ngày 28/2.       

Theo nguồn tin trên, sắc lệnh được ký "do những hành động không thân thiện và đi ngược lại luật pháp quốc tế" của Mỹ và các đồng minh, liên quan việc áp đặt các hạn chế đối với công dân và các thực thể Nga. Các biện pháp nêu trong sắc lệnh được áp dụng để bảo vệ các lợi ích quốc gia của Nga và phù lợp với các luật liên bang của Nga.        

Điện Kremlin nhấn mạnh sắc lệnh kinh tế đặc biệt này sẽ không phải là đòn đáp trả duy nhất của Nga đối với các trừng phạt của phương Tây.        

Chú thích ảnh
Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì cuộc họp với các doanh nghiệp ở Moskva ngày 24/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Liên quan các biện pháp của Nga, Bộ Tài chính Nga ngày 28/2 ra tuyên bố nêu rõ các doanh nghiệp Nga hoạt động thương mại ở nước ngoài phải bán 80% doanh thu bằng ngoại tệ và chuyển ra đồng ruble. Quyết định này nhằm đáp trả các động thái trừng phạt nhằm vào hệ thống tài chính của Nga liên quan vấn đề Ukraine.       

Ngoài ra, từ ngày 1/3, công dân Nga không được gia hạn các khoản vay nước ngoài bằng tiền mặt và không được chuyển ngoại tệ vào tài khoản hoặc gửi tiền tại các ngân hàng nước ngoài.      

Theo Bộ Tài chính Nga, các biện pháp trên sẽ ổn định đồng ruble và khuyến khích tăng đầu tư vào Nga.         

Trước đó, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev ngày 26/2 cho biết, các lệnh trừng phạt chống Nga hiện nay có thể là lý do để Moskva xem xét lại quan hệ với tất cả các nước áp đặt trừng phạt.      

Theo ông Medvedev, phương Tây đe dọa phong tỏa tiền của các công dân và công ty Nga ở nước ngoài, điều này sẽ chỉ dẫn đến một sự đáp trả tương ứng, cụ thể là phong tỏa tiền của người nước ngoài và công ty nước ngoài ở Nga.       

Ngân hàng trung ương Nga đã thông báo nâng lãi suất chủ chốt từ mức 9,5% lên 20%, nêu rõ đây là biện pháp khẩn cấp trong bối cảnh các điều kiện bên ngoài đối với nền kinh tế Nga "thay đổi mạnh". Biện pháp này sẽ đảm bảo tăng lãi suất tiền gửi lên mức cần thiết để bù đắp nguy cơ đồng nội tệ mất giá và các rủi ro lạm phát.

Tổng thống Putin yêu cầu tính đến những quan ngại an ninh của Nga trong giải quyết vấn đề Ukraine

Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron ngày 28/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh rằng tất cả những quan ngại về an ninh của Moskva phải được tính đến trong việc giải quyết tình hình hiện nay tại Ukraine.             

Theo tuyên bố của Điện Kremlin, Tổng thống Putin nêu rõ chỉ có thể giải quyết vấn đề khi những quan ngại an ninh của Nga được tính đến, trong đó có vấn đề quy chế trung lập của Ukraine. Ông khẳng định Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine, đồng thời bày tỏ hy vọng hai bên sẽ đạt được kết quả mong muốn.             

tình hình ukraine, quan hệ nga ukraine, căng thẳng Nga Ukraine, Donetsk và Lugansk, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quan hệ nga châu âu, tình trạng khẩn cấp ở Ukraine
Người tị nạn từ Ukraine tại khu vực biên giới Przemysl, Ba Lan, ngày 26/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Tuyên bố của Điện Kremlin cũng cho biết "phía Pháp đã bày tỏ quan điểm về chiến dịch quân sự của Nga và hy vọng xung đột được giải quyết nhanh chóng thông qua đối thoại".  

Trong khi đó, Điện Elysee cũng ra tuyên bố cho biết Tổng thống Macron đã đề nghị Nga bảo vệ dân thường, nhấn mạnh sự cần thiết phải thực thi lệnh ngừng bắn ngay lập tức.      

Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiến hành thêm các cuộc tiếp xúc.

Đại diện EU cảnh báo hậu quả từ các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga

Liên minh châu Âu (EU) nên chuẩn bị tinh thần đối mặt với những tác động của các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga vì Moskva hiện được cho sẽ có các biện pháp  đáp trả. Đại diện cấp cao của EU phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại Josep Borrell ngày 28/2 đã đưa ra cảnh báo trên trong bối cảnh EU đang áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga liên quan tới chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Theo Tân hoa xã, phát biểu họp báo sau cuộc họp với các bộ trưởng quốc phòng của các nước thành viên EU, Đại diện Borrell nhận định cần phải nhìn nhận thực tế rằng các biện pháp trừng phạt sẽ gây ra "phản ứng dữ dội" và EU phải chuẩn bị sẵn sàng để "trả cái giá lớn hơn nhiều trong tương lai". Ông lưu ý vấn đề năng lượng sẽ không nằm ngoài cuộc xung đột giữa phương Tây và Nga bởi châu Âu phụ thuộc nhiều vào khí đốt và dầu của Moskva, do đó EU sẽ phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh sang năng lượng tái tạo.

tình hình ukraine, quan hệ nga ukraine, căng thẳng Nga Ukraine, Donetsk và Lugansk, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quan hệ nga châu âu, tình trạng khẩn cấp ở Ukraine
Cao ủy Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell phát biểu tại cuộc họp báo ở Brussels, Bỉ ngày 28/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 27/2 vừa qua, các ngoại trưởng của các nước thành viên EU đã đồng ý về khoản ngân sách 500 triệu euro (560,7 triệu đô la USD) để hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Trước đó, hai gói trừng phạt nhằm cô lập và làm suy yếu Nga đã được các ngoại trưởng EU nhất trí. Ông Borrell nhấn mạnh rằng khi EU quyết định hỗ trợ quân sự cho Ukraine, EU đang chuyển từ một liên minh hòa bình sang một liên minh quân sự và đây là một bước ngoặt trong lịch sử hội nhập EU. 

Cảnh báo của Đại diện Borrell được đưa ra trong bối cảnh EU và các đồng minh đang chuẩn bị các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga. Trao đổi với hãng tin AFP ngày 28/2, một trợ lý giấu tên của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron để ngỏ khả năng "sẽ có nhiều lệnh trừng phạt hơn" dự kiến được công bố "trong những ngày tới". 

Cùng ngày, Mỹ và Canada thông báo cấm mọi giao dịch với ngân hàng trung ương Nga và lệnh cấm này có hiệu lực ngay lập tức.

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, đây là biện pháp trừng phạt chưa có tiền lệ nhằm vào Nga sau khi nước này tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine. Động thái mới này cùng với các biện pháp khác do các đồng minh tại châu Âu tiến hành, được cho là sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trung ương Nga trong việc sử dụng nguồn dự trữ ngoại tệ của mình để mua đồng ruble - đồng nội tệ của Nga vốn đã mất giá mạnh so với đồng USD và euro trên sàn giao dịch chứng khoán Moskva. Ngoài ra, Mỹ cũng áp đặt trừng phạt đối với Quỹ Đầu tư trực tiếp của Nga, một tổ chức thuộc sở hữu của nhà nước Nga mà Moskva chủ yếu dùng để huy động vốn ở nước ngoài.

Trong khi đó, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cùng ngày ban bố lệnh cấm nhập khẩu dầu thô của Nga. Ông cho biết Ottawa cũng sẽ cung cấp cho Ukraine vũ khí chống tăng và bom, đạn, ngoài 3 lô hàng vũ khí trước đó. Trong diễn biến liên quan, phóng viên TTXVN tại Tokyo đưa tin Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida mới đây tuyên bố nước này sẽ trừng phạt Belarus, chủ yếu tập trung vào Tổng thống Alexander Lukashenko và một số cá nhân khác ở nước này do liên quan tới chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Ngoài ra, Nhật Bản cũng sẽ viện trợ nhân đạo khẩn cấp 100 triệu USD cho Ukraine.

Tổng thống Nga công bố các biện pháp khẩn cấp để hỗ trợ đồng nội tệ

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 28/2 công bố các biện pháp khẩn cấp nhằm hỗ trợ đồng ruble đang lao dốc, bao gồm cả việc cấm người dân chuyển tiền ra nước ngoài và buộc các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ. Quyết định trên được đưa ra sau khi các lệnh trừng phạt do phương Tây áp đặt cuối tuần qua đã khiến đồng ruble giảm giá xuống mức thấp kỷ lục. Giá đồng ruble so với USD hiện đã giảm 30% so với mức năm 2014.   

Ngân hàng trung ương Nga tăng hơn gấp đôi lãi suất cơ bản, lên 20%. Một sắc lệnh của Điện Kremlin đã cấm chuyển tiền mặt ra nước ngoài và cho biết các nhà xuất khẩu giờ đây sẽ phải giữ 80% dự trữ của họ bằng đồng ruble, có nghĩa là các tập đoàn lớn như tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga sẽ phải bán ngoại tệ.   

Chú thích ảnh
Trụ sở Ngân hàng Trung ương Nga tại Moskva, Nga, ngày 28/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 28/2, các nước phương Tây tiếp tục siết chặt các biện pháp trừng phạt Nga trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính.  Mỹ cho biết họ đã cấm tất cả các giao dịch với Ngân hàng trung ương Nga tại Mỹ và đã đóng băng dự trữ của ngân hàng này, trong khi Thụy Sĩ cũng cho biết họ sẽ áp dụng các biện pháp tương tự như Liên minh châu Âu (EU) công bố vào cuối tuần.   

Theo phóng viên TTXVN tại London, Anh ngày 28/2 thông báo sẽ áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt đối với Nga, tuyên bố sẽ "đóng băng toàn bộ tài sản" đối với tất cả các ngân hàng Nga. Phát biểu trước Quốc hội, Ngoại trưởng Liz Truss cho biết việc đóng băng sẽ có hiệu lực "trong vài ngày tới". Ngoại trưởng Truss nói: "Ngay sau khi luật này có hiệu lực, chúng tôi sẽ áp dụng đối với Sberbank, ngân hàng lớn nhất của Nga. Những gã khổng lồ toàn cầu như Gazprom cũng sẽ không thể phát hành nợ hoặc vốn cổ phần ở London”. Bà Truss cũng cho biết sẽ cấm "thiết bị công nghệ cao cấp như thiết bị điện tử vi mô, và thiết bị hàng hải và định vị".     

Trong khi đó, Bộ Tài chính Anh cũng tuyên bố đóng băng tài sản đối với ngân hàng phát triển do nhà nước sở hữu VEB và  hai ngân hàng thương mại Otkritie và Sovcombank của Nga. Việc đóng băng tài sản các ngân hàng Nga sẽ ngăn cản Điện Kremlin huy động vốn ở Anh và khiến hơn 3 triệu doanh nghiệp không thể tiếp cận thị trường vốn nước này.

Mỹ trục xuất 12 nhà ngoại giao Nga tại LHQ

Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), Đại sứ Vassily Nebenzia - Trưởng phái đoàn thường trực của Nga tại LHQ cho biết 12 thành viên của phái đoàn ngoại giao này vừa bị buộc rời khỏi Mỹ trước ngày 7/3.     

Phát biểu trước báo giới tại LHQ, ông Nebenzia cho biết mới nhận được “thông tin tồi tệ” này, nhưng không nêu rõ liệu ông có là một trong số những người bị trục xuất hay không. Đại sứ Nebenzia cũng không đề cập lý do trục xuất từ phía Mỹ.     

Trong khi đó, Đại sứ Richard Mills - Phó Trưởng phái đoàn thường trực Mỹ tại LHQ - thông tin tới báo chí rằng những nhà ngoại giao Nga bị buộc phải rời Mỹ vì “tham gia các hoạt động không phù hợp với trách nhiệm và nghĩa vụ ngoại giao của họ”, Ông Richard Mills không đưa ra thêm thông tin.

Chú thích ảnh
Trưởng phái đoàn thường trực của Nga tại LHQ, Đại sứ Vassily Nebenzia, phát biểu tại cuộc họp báo ở New York, Mỹ ngày 28/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Đại hội đồng LHQ mở phiên họp đặc biệt về vấn đề Ukraine

Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), Đại hội đồng LHQ ngày 28/2 đã tổ chức phiên họp đặc biệt về cuộc khủng hoảng Ukraine.     

Phát biểu tại phiên họp ngay sau phút mặc niệm tưởng nhớ những người thiệt mạng trong cuộc xung đột tại Ukraine những ngày vừa qua, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres nhấn mạnh các bên phải chấm dứt giao tranh ngay lập tức, rút hết quân; lãnh đạo cần tiến hành đàm phán và cần bảo vệ người dân.     

Ông Guterres cho biết LHQ đã bổ nhiệm một điều phối viên phụ trách cuộc khủng hoảng Ukraine, cũng như chi ngân quỹ khẩn cấp và tăng cường nhân sự cho các hoạt động nhân đạo tại đây.     

tình hình ukraine, quan hệ nga ukraine, căng thẳng Nga Ukraine, Donetsk và Lugansk, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quan hệ nga châu âu, tình trạng khẩn cấp ở Ukraine
Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres phát biểu tại phiên họp Đại Hội đồng LHQ ở New York, Mỹ ngày 23/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Về phần mình, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Abdullah Shahid nhấn mạnh Hiến chương LHQ nêu rõ các nước thành viên phải giải quyết xung đột bằng các biện pháp hòa bình, không đe dọa hay sử dụng vũ lực. Ông kêu gọi các bên chấm dứt bạo lực, tôn trọng luật nhân quyền và luật nhân đạo quốc tế.     

Sau khi 193 nước thành viên LHQ phát biểu ý kiến trong 3 ngày diễn ra phiên họp đặc biệt, Đại hội đồng sẽ tiến hành bỏ phiếu ngày 2/3 để thông qua một nghị quyết yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine. Nếu nhận được 70% phiếu ủng hộ, nghị quyết sẽ được thông qua. Tuy nhiên các nghị quyết của Đại hội đồng LHQ mang tính biểu tượng là chủ yếu, không có tính ràng buộc thực thi.     

tình hình ukraine, quan hệ nga ukraine, căng thẳng Nga Ukraine, Donetsk và Lugansk, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quan hệ nga châu âu, tình trạng khẩn cấp ở Ukraine
Toàn cảnh phiên họp của Đại hội đồng LHQ về tình hình Ukraine, tại New York (Mỹ) ngày 23/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Đây là phiên họp đặc biệt mà LHQ mới chỉ tổ chức 11 lần như vậy trong 77 năm thành lập và phát triển. Phiên họp là cơ hội để 193 nước thành viên LHQ bày tỏ quan điểm của mình về cuộc xung đột Nga - Ukraine đang diễn ra, cũng như lên tiếng thúc đẩy các bên tìm kiếm giải pháp hòa bình.     

Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia vẫn nhắc lại quan điểm của Nga bác bỏ các cáo buộc của Kiev và các đồng minh, đồng thời khẳng định Nga tiến hành chiến dịch quân sự này để bảo vệ người dân Nga ở miền Đông Ukraine.     

Phiên họp đặc biệt này được tổ chức theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ được thông qua sau cuộc họp khẩn của Hội đồng Bảo an ngày 27/2 vừa qua.

Nga và Ukraine nhất trí tiến hành đàm phán vòng hai

Theo Phóng viên TTXVN tại LB Nga, cuộc đàm phán về tình hình căng thẳng tại Ukraine giữa Nga và Ukraine diễn ra ngày 28/2 tại vùng Gomel, gần biên giới Belarus-Ukraine đã kết thúc sau gần 5 giờ đồng hồ.

Phái đoàn Nga do Trợ lý Tổng thống, cựu Bộ trưởng Văn hoá Vladimir Medinsky dẫn đầu, cùng với Thứ trưởng Quốc phòng Alexander Fomin, Chủ tịch Uỷ ban Duma Quốc gia Nga về các vấn đề quốc tế Leonid Slutsky và Đại sứ Nga Belarus Boris Gryzlov.

Trong khi đó, phái đoàn Ukraine gồm Bộ trưởng Quốc phòng Oleksiy Reznikov, Chủ tịch Đảng “Phụng sự nhân dân” David Arakhamia, Cố vấn Chánh Văn phòng Tổng thống Mykhailo Podolyak, Thứ trưởng Ngoại giao Mykola Tochisky, Phó trưởng đoàn thứ nhất của Ukraine tham gia tại Nhóm liên lạc ba bên Andrey Kostin và đại biểu quốc hội Rustem Umerov.

tình hình ukraine, quan hệ nga ukraine, căng thẳng Nga Ukraine, Donetsk và Lugansk, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quan hệ nga châu âu, tình trạng khẩn cấp ở Ukraine
Trưởng đoàn đàm phán của Nga, ông Vladimir Medinsky, trả lời phỏng vấn tại Gomel, Belarus, ngày 28/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Tham gia cuộc đàm phán còn có Bộ trưởng Ngoại giao Belarus Vladimir Makei với tư cách người tổ chức.

Phát biểu sau đàm phán, Trưởng phái đoàn Nga Vladimir Medinsky cho biết hai bên đã xem xét toàn bộ chương trình nghị sự một cách chi tiết và đã tìm ra được những điểm để qua đó dự đoán các quan điểm chung. Theo Ông Vladimir Medinsky, hai bên đã nhất trí tiếp tục đàm phán.

Về phần mình, Cố vấn Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine Mikhailo Podolyak cho biết các bên đã xác định được chủ đề ưu tiên để từ đó đề ra các giải pháp cụ thể.

Ông Podolyak cũng xác nhận hai bên sẽ quay trở lại thủ đô của mỗi nước để tham vấn về khả năng tổ chức vòng đàm phán thứ hai. Theo ông Podolyak, mục đích chính của Ukraine trong cuộc đàm phán lần này là thảo luận về một lệnh ngừng bắn.

Hai bên thống nhất tổ chức vòng đàm phán tiếp theo trong vài ngày tới ở biên giới giữa Ba Lan và Belarus.

PV/TTXVN

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›