- Ý kiến trái chiều về trào lưu ăn hết suất khổng lồ để nhận thưởng, vấn đề sức khỏe khiến nhiều người lo lắng
- 4 lời khuyên của giáo sư đại học nổi tiếng: Công thức cho sức khỏe là vào buổi sáng, công thức để thành công là vào buổi tối
- Chế độ nhịn ăn gián đoạn 16/8 có thể đem lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe
Không chỉ giúp ngủ ngon hơn, ngâm chân bằng loại nước này trước khi ngủ còn đem lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.
Người xưa có câu: "Ăn được ngủ được là tiên. Không ăn ngủ được mất tiền thêm lo". Giấc ngủ chiếm 1/3 cuộc đời mỗi người và giấc ngủ cũng là liều thuốc quý giá giúp con người hồi phục năng lượng sau một ngày hoạt động mệt mỏi.
Tuy nhiên, thời đại ngày nay, áp lực cuộc sống, căng thẳng, phiền não bởi chuyện học hành, công việc… khiến nhiều người bị mất ngủ vào ban đêm. Bên cạnh đó, điện thoại di động, máy chơi game… cũng được xem là những nhân tố ‘làm phiền’ đến giấc ngủ nhiều nhất.
Người bị mất ngủ lâu ngày sẽ dẫn đến khả năng miễn dịch của cơ thể suy giảm nhanh chóng, tinh thần uể oải, khiến người bệnh cảm thấy bứt rứt, khó chịu. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng mất ngủ, bạn nên có những biện pháp giải quyết kịp thời.
Ngoài việc dùng thuốc để giảm các triệu chứng mất ngủ, bạn cũng có thể thử ngâm chân với nước ngải cứu trước khi ngủ để cải thiện giấc ngủ, ngủ sâu và ngon hơn mỗi ngày.
Theo đông y Trung Quốc, ngải cứu là một loại dược liệu có tác dụng bồi bổ sức khỏe rất tốt, chỉ cần sử dụng hợp lý thì có thể mang lại những công dụng tuyệt vời cho cơ thể. Việc ngâm chân bằng nước ngải cứu không những có tác dụng giải tỏa mệt mỏi mà còn giúp kích thích các huyệt đạo, giúp khí huyết lưu thông, đẩy lùi ẩm ướt, lạnh lẽo trong cơ thể. Từ đó, giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi. Qua đó, khiến người bệnh dễ chịu và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Trước khi đi ngủ, bạn cũng có thể ngâm chân bằng nước được nấu từ lá ngải cứu. Sau một thời gian, bạn sẽ thấy chất lượng giấc ngủ của bản thân được cải thiện rất nhiều.
3 lợi ích khác của việc ngâm chân với ngải cứu trước khi ngủ
Kiên trì dùng lá ngải cứu ngâm chân trước khi đi ngủ, sau một thời gian sẽ cải thiện được 3 vấn đề sau:
1. Giảm nấm da chân, nấm da chân
Lá ngải cứu tính cay nồng, có tác dụng làm khô ẩm thấp. Dùng lá ngải cứu ngâm chân có thể giảm ẩm, giảm ngứa, khử trùng, chống dị ứng rất hiệu quả. Ngoài ra, nếu bạn duy trì thói quen này thường xuyên sẽ giúp loại bỏ bệnh nấm da chân, chăm sóc làn da chân mịn màng.
2. Tán phong hàn trong cơ thể
Trong Đông Y, ngải cứu có tác dụng loại bỏ hàn lạnh, lưu thông khí huyết, rất tốt cho những người chân tay bị lạnh.
Chứng chân tay lạnh vào mùa đông là do máu lưu thông chậm, mà chân tay lại là bộ phận cách xa tim. Ngâm chân với ngải cứu không những làm tăng lưu thông khí huyết, điều hòa âm dương, đào thải độc tố, đưa cơ thể trở về trạng thái cân bằng. Nhờ vậy, khí hàn lạnh cũng tự tiêu tan đi.
3. Điều hòa kinh nguyệt
Ngải cứu có chức năng rất tốt là thúc đẩy tuần hoàn máu, điều khí huyết, tán phong hàn, làm ấm, điều hòa kinh nguyệt. Do đó, ngâm chân hàng ngày với nước ngải cứu cũng là bài thuốc điều hòa kinh nguyệt rất hữu hiệu đối với cơ thể chị em phụ nữ. Những chị em thường xuyên bị đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt nên ngâm chân mỗi ngày hoặc trước 1 tuần khi sắp tới ngày "đèn đỏ" để đạt hiệu quả tốt.
Lưu ý khi ngâm chân với nước ngải cứu
Mặc dù ngâm chân bằng nước ngải cứu rất tốt nhưng tránh ngâm chân khi bụng đói hoặc sau khi ăn. Không nên ngâm chân bằng nước ngải cứu trong thời gian quá lâu, chỉ nên ngâm trong khoảng 15-30 phút và nhiệt độ nước không được quá cao mà chỉ giữ ở mức khoảng 45 độ.
Ngâm chân với nước ngải cứu quá lâu sẽ bị chóng mặt, tức ngực. Tác dụng phụ của ngải cứu là dễ làm máu lưu thông nhanh hơn, thậm chí còn xuất hiện triệu chứng tức ngực. Do đó, một khi xuất hiện những triệu chứng trên thì phải lập tức ngừng ngâm chân và cần nghỉ ngơi hợp lý.
Bên cạnh đó, trẻ em và phụ nữ mang thai là 2 đối tượng không nên ngâm chân bằng loại nước này.
5 loại trái cây là 'vua ung thư', bị xếp vào 'danh sách đen' vì chứa nhiều ký sinh trùng và độc tố nhưng người Việt nào cũng mêTags