Ngắm Di sản Văn hóa Thế giới Cố đô Huế

Thứ Sáu, 08/04/2022 11:38 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế đã từng là Thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến Kinh đô của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.

Những kết quả quan trọng trong công tác trùng tu, bảo tồn Cố đô Huế

Những kết quả quan trọng trong công tác trùng tu, bảo tồn Cố đô Huế

Quá trình đầu tư cho công tác trùng tu, tôn tạo các di tích trong kinh thành Huế gắn liền với quá trình đổi mới, phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Suốt mấy thế kỷ, bao nhiêu tinh hoa của cả nước được chắt lọc hội tụ về đây hun đúc cho một nền văn hóa đậm đà bản sắc để hoàn chỉnh cho một bức cảnh thiên nhiên tuyệt vời sẵn bày sông núi hữu tình thơ mộng. Với một di sản văn hóa vật thể và tinh thần mang ý nghĩa quốc hồn quốc túy của dân tộc, Huế là một hiện tượng văn hóa độc đáo của Việt Nam và thế giới.

Chú thích ảnh
Thơ văn trên kiến trúc tại Đại Nội với chất liệu pháp lam (men), những bài thơ được trang trí ở các ô học trên mái của điện Thái Hòa theo lối nhất thi nhất họa. Ảnh: Minh Đức – TTXVN

Hiện tại, cố đô Huế đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 62 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Ngày 11 tháng 12 năm 1993, Quần thể di tích Cố đô được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

Chú thích ảnh
Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là chín cái đỉnh bằng đồng, đặt ở trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế. Cửu Đỉnh được vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào mùa đông năm 1835 và khánh thành vào ngày 1 tháng 3 năm 1837. Cửu Đỉnh gồm chín cái đỉnh đồng, mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một thuỵ hiệu của mỗi vị hoàng đế triều Nguyễn. Trên mỗi đỉnh, người ta đều chạm khắc 17 bức họa tiết và 1 bức họa thư, gồm các chủ đề về vũ trụ, núi sông, chim thú, sản vật, vũ khí...tập hợp thành bức tranh toàn cảnh của đất nước Việt Nam thống nhất thời nhà Nguyễn. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
Chú thích ảnh
Đại Nội Huế lung linh trong đêm. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN
Chú thích ảnh
Đại Nội Huế lung linh trong đêm nhờ hiệu ứng ánh sáng nghệ thuật. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN
Chú thích ảnh
Lăng Khải Định còn gọi là Ứng Lăng toạ lạc trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh thành Huế là lăng mộ của vua Khải Định, vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Lăng được xây dựng từ năm 1920 ngay sau khi Khải Định lên ngôi. Về kiến trúc lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi sự pha trộn kiến trúc Đông Tây Kim Cổ lạ thường, với các tác phẩm nghệ thuật ghép tranh sành sứ độc đáo. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
Chú thích ảnh
Đại Nội Huế lung linh trong đêm nhờ hiệu ứng ánh sáng nghệ thuật. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN
Chú thích ảnh
Lăng Khải Định còn gọi là Ứng Lăng toạ lạc trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh thành Huế là lăng mộ của vua Khải Định, vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Lăng được xây dựng từ năm 1920 ngay sau khi Khải Định lên ngôi. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
Chú thích ảnh
Ngọ Môn là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn. Bên trong Hoàng thành, hơi dịch về phía sau là Tử cấm thành - nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng gia. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
Chú thích ảnh
Quang cảnh lễ tế tại đàn Nam Giao, Huế. Ảnh: Anh Tuấn-TTXVN
Chú thích ảnh
Điện Thái Hoà là cung điện nằm trong khu vực Đại Nội của kinh thành Huế. Điện cùng với sân chầu là địa điểm được dùng cho các buổi triều nghi quan trọng của triều đình như: lễ Đăng Quang, sinh nhật vua, những buổi đón tiếp sứ thần chính thức và các buổi đại triều được tổ chức 2 lần vào ngày mồng 1 và 15 âm lịch hàng tháng. Trong chế độ phong kiến cung điện này được coi là trung tâm của đất nước. Điện được xây dựng vào năm 1805 thời vua Gia Long. Ảnh: Minh Đức – TTXVN

TTXVN

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›