07/03/2023 11:33 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Để cuộc sống không bị chi phối quá nhiều bởi thiết bị điện tử, chính quyền đã ra chiến dịch "cai nghiện kỹ thuật số", kêu gọi tắt điện thoại vào buổi tối.
Một ngôi làng ở Ấn Độ đang kêu gọi 15.000 cư dân của mình tắt điện thoại và tivi khi mặt trời lặn trong một chiến dịch "cai nghiện kỹ thuật số". Họ hy vọng sẽ khuyến khích mọi người hòa nhập nhiều hơn với hàng xóm và cho phép trẻ em yên tâm học tập.
Raju Magdum, người đứng đầu hội đồng làng Mangaon tại bang Maharashtra, Ấn Độ, ngày 6/3 cho biết ông đề ra chính sách này vì cảm thấy kinh hoàng khi người dân trong làng dán mắt vào màn hình tivi và điện thoại mỗi tối.
"Người trong nhà không nói chuyện với nhau, trẻ con không tập trung làm bài tập, hàng xóm không còn dừng lại trên đường hỏi han nhau", ông nói.
Theo chính sách này, bắt đầu từ 8/3, còi lệnh sẽ vang lên lúc 19h hàng ngày, báo hiệu cho 15.000 cư dân trong làng biết đã tới giờ tắt các thiết bị điện tử. Tới 20h30, còi lại vang lên, báo hiệu thời gian "cai nghiện" đã kết thúc.
Tuy rằng, việc tuân thủ dựa trên tinh thần tự nguyện. Nhưng nếu một gia đình liên tục phớt lờ kháng cáo, chính quyền địa phương sẽ phạt họ bằng cách tăng thuế tài sản.
Được biết, hầu hết các ngôi nhà trong làng ở Mangaon không đủ lớn để có phòng học riêng cho trẻ em. Với việc tất cả mọi người đều ở trong cùng một không gian và cha mẹ sử dụng điện thoại di động, tivi sẽ gây nên ảnh hưởng lớn đến khả năng tập trung vào việc học của trẻ.
"Trẻ em bị ảnh hưởng nặng nề, không học tốt ở trường. Trong đại dịch, khi trường học đóng cửa, các cháu đều quen với việc dành nhiều thời gian sử dụng điện thoại di động hơn", Magdum nói, cho hay nhiều ngôi làng trong khu vực đã sẵn sàng thực hiện chiến dịch này.
Ý tưởng cai nghiện thiết bị điện tử xuất hiện lần đầu năm ngoái tại huyện Sangli, tiếp giáp với Mangaon. Tới nay đã có 5 làng áp dụng lệnh cấm sử dụng thiết bị điện tử một tiếng vào buổi tối vì lo ngại người dân thiếu tương tác xã hội và trẻ em không tập trung học hành.
"6 tháng trôi qua, tôi nhận thấy mọi người đã trò chuyện với nhau nhiều hơn, xuất hiện nhiều tiếng cười hơn. Người trong gia đình tương tác với nhau, giao tiếp xã hội cũng tốt hơn", Jitender Dudi, quan chức giám sát việc triển khai chính sách "cai nghiện thiết bị điện tử" ở huyện Sangli, cho hay.
"Không khí trong làng nhộn nhịp hơn lúc 19h, nhưng không khiến trẻ em mất tập trung nhiều như điện thoại và tivi. Mọi người kết nối với nhau và đó là mục tiêu chúng tôi hướng đến", ông nói thêm.
Năm 2021, cộng đồng người Jain ở Ấn Độ đã phát động thử thách "cai điện thoại" cho thanh niên. Hơn 2.000 người đã cố gắng tránh xa màn hình điện thoại ít nhất 12 tiếng mỗi ngày trong 50 ngày để "thanh lọc" tinh thần.
Phụ kiện, điện thoại, máy tính bảng giảm giá bay nóc nhân dịp 8/3, nhiều mẫu rẻ chưa từng cóĐăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất