Theo chu kỳ điều hành giá xăng dầu, chiều ngày 5/9 liên Bộ Công thương Tài chính công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho chu kỳ điều hành mới.
Giá xăng giảm nhẹ, dầu đồng loạt tăng
Trong kỳ điều hành giá xăng dầu chiều nay 5/9, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã quyết định điều chỉnh giá xăng dầu so với kỳ điều hành lần trước.
Cụ thể, giá xăng E5RON92 giảm 370 đồng/lít về mức 23.350 đồng/lít; giá xăng RON95-III giảm 430 đồng/lít về mức 24.230 đồng/lít.
Ngược lại, giá dầu diesel tăng mạnh 1.430 đồng/lít, không cao hơn 25.180 đồng/lít. Giá dầu hỏa không cao hơn 24.440 đồng/lít, tăng 1.390 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành.
Giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 16.079 đồng/kg, giảm 470 đồng/kg so với giá bán hiện hành.
Như vậy, giá dầu đã tăng mạnh 2 lần liên tiếp, trong khi giá xăng vẫn đang được liên bộ điều hành ổn định.
Kỳ điều hành này, cơ quan điều hành đã quyết định trích mỗi lít xăng từ 451-493 đồng vào quỹ. Dầu Diesel và dầu hỏa chi sử dụng Quỹ bình ổn từ 100 - 300 đồng/lít.
Khả năng giảm 400 đồng/lít, dầu tăng sốc?
Giá xăng dầu trong nước ngày 5/9 cụ thể như sau: Xăng E5 RON 92 không quá 23.725 đồng/lít, xăng RON 95 không quá 24.669 đồng/lít, dầu diesel không quá 23.759 đồng/lít, dầu hỏa không quá 24.056 đồng/lít và dầu mazut không quá 16.548 đồng/kg.
Giá xăng dầu trong nước sẽ được điều chỉnh tại kỳ diều hành giá của Liên Bộ Tài chính - Công Thương chiều nay. Dự kiến giá xăng sẽ giảm nhẹ trong khoảng 300-600 đồng/lít trong khi giá dầu tăng khoảng 1.800-2.000 đồng/lít-kg.
Phiên điều hành vào chiều 5/9 nhiều khả năng sẽ điều chỉnh theo hướng xăng quay đầu giảm giá, còn dầu sẽ tăng giá mạnh.
Theo tính toán của các doanh nghiệp, giá xăng có khả năng giảm khoảng 400 đồng/lít nếu giữ nguyên mức trích quỹ bình ổn 493 đồng/lít đối với xăng RON95. Nếu giảm mức trích quỹ, giá xăng sẽ có cơ hội giảm sâu hơn và ngược lại.
Còn đối với dầu DO, giá dầu sẽ tăng mức cao, dự kiến tăng đến khoảng 2.000 đồng/lít. Nếu muốn kìm đà tăng giá dầu, liên bộ Tài chính - Công Thương buộc phải ngưng trích quỹ 250 đồng/lít và chi xả quỹ bình ổn.
Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu trong nước đã trải qua 22 lần điều chỉnh, trong đó 13 lần tăng, 8 lần giảm và một lần giữ nguyên.
Giá dầu châu Á phiên sáng 5/9 tăng hơn 1 USD
Giá dầu tại thị trường châu Á tăng hơn 1 USD/thùng phiên giao dịch sáng 5/9, kéo dài đà tăng khi các nhà đầu tư chú ý đến các động thái khả thi của các nước thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC +, nhằm điều chỉnh sản lượng và hỗ trợ giá tại cuộc họp diễn ra vào cuối ngày hôm nay.
- Giá xăng dầu hôm nay 22/8: Cập nhật mức điều chỉnh mới nhất
- Giá xăng giảm thêm 900 đồng một lít, giá dầu hạ 1.210 đồng
- Giảm thuế nhập khẩu, giá xăng có giảm?
Cụ thể, mở của phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn tăng 1,43 USD, tương đương 1,5%, lên 94,45 USD/thùng, sau khi tăng 0,7% vào cuối tuần. Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ đứng ở mức 88,12 USD/thùng, tăng 1,25 USD, tương đương 1,4%, sau khi tăng 0,3% trong phiên trước đó. Thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ vào phiên 5/9.
Giá dầu đã giảm trong ba tháng liên tiếp vừa qua, sau khi chạm mức cao nhất trong nhiều năm vào tháng Ba năm nay, do lo ngại rằng việc tăng lãi suất và các hạn chế liên quan đến COVID-19 ở một số khu vực của Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn cầu và giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng.
Tại cuộc họp diễn ra vào cuối ngày 5/9, OPEC+ có thể quyết định giữ mức sản lượng hiện tại hoặc thậm chí cắt giảm sản lượng để tăng giá dầu, mặc dù nguồn cung vẫn khá khan hiếm.
Nga không ủng hộ việc cắt giảm sản lượng dầu vào thời điểm này và có khả năng OPEC+ sẽ giữ sản lượng ổn định khi nhóm họp vào ngày 5/9.
Trong khi đó, các cuộc đàm phán vẫn kéo dài trong nỗ lực khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của phương Tây với Iran. Thỏa thuận này nếu dạt được có thể cho phép Tehran tăng xuất khẩu dầu mỏ và cải thiện nguồn cung dầu toàn cầu.
Nhóm P.V
Tags