- Con trai ăn học thành tài trở về "biến" tiệm giặt là nhỏ của bố mẹ thành biệt thự 258㎡: Chi phí hết khoảng 3 tỷ đồng, ai cũng phải trầm trồ
- Bán nhà thành phố, ôm tiền về quê: Người “lên đời" vì lời to, kẻ khốn đốn vì tiền bốc hơi không kiểm soát
- Làm 3 năm chẳng tăng lương, tôi quyết nhảy việc vì cho rằng sếp bất công: Lời chia tay của lãnh đạo khiến tôi giật mình tỉnh ngộ
Trong trường hợp này, người có EQ cao sẽ không trả lời “có”, cũng không trả lời “không”.
Cuối tuần, Tiểu Trương đang ăn tối với bạn gái thì điện thoại hiện lên một tin nhắn. Anh mở ra xem thì sắc mặt đột nhiên thay đổi. Hóa ra là tin nhắn của sếp: “Tiểu Trương, bây giờ em có rảnh không?”. Do dự nhiều lần, Tiểu Trương quyết định nhắm mắt làm ngơ, giả vờ như không nhìn thấy và không trả lời.
Hôm sau đi làm, ngay khi vừa bước vào văn phòng, Tiểu Trương đã bị lãnh đạo khiển trách trước toàn thể nhân viên vì anh không trả lời tin nhắn của sếp và có thái độ không đúng mực. Tiểu Trương vội vàng giải thích rằng mình bận nên không xem tin nhắn, không phải cố ý không trả lời. Tuy nhiên, sếp của anh vẫn là không chịu bỏ qua và liên tục gây khó dễ cho Tiểu Trương suốt một tuần sau đó.
Rõ ràng, sai lầm lớn nhất của Tiểu Trương chính là không trả lời câu hỏi “rảnh” hay “không rảnh” của sếp kịp thời. Trên thực tế, nếu bạn muốn giải quyết vấn đề nơi làm việc này, bạn phải hiểu 2 điểm này.
1. Không trả lời tin nhắn kịp thời là điều tối kỵ nơi công sở!
Dù là trong công việc hay trong cuộc sống, dù rảnh rỗi hay không thì bạn cũng phải trả lời tin nhắn của lãnh đạo, không bắt buộc phải trả lời ngay nhưng cũng không được bỏ qua.
Ngày nghỉ, nhiều người sẽ giống như Tiểu Trương, nghĩ rằng sau một tuần bận rộn, cuối cùng cũng đến lúc được nghỉ ngơi và tất nhiên phải gác công việc sang một bên. Tuy nhiên sếp nhắn tin đến mà không trả lời chắc chắn là một biểu hiện của EQ thấp.
Có thể vào cuối tuần, lãnh đạo hỏi bạn có rảnh không không phải để giao nhiệm vụ mà chỉ đơn giản là muốn mời bạn một bữa ăn hoặc trò chuyện. Nếu bạn biết những điều này, bạn có còn sợ không? Hơn nữa, đặt vị trí nếu bạn là một nhà lãnh đạo, thế nhưng lúc cấp bách cần nhân viên xử lý công việc, bạn lại không thể tìm được ai. Bạn sẽ nghĩ thế nào?
Nghiêm túc suy xét lại, nếu thực sự có việc khẩn cấp và lãnh đạo không thể tìm thấy bạn, sau này họ cũng sẽ không bao giờ tìm đến bạn nữa. Điều đó là tín hiệu cho thấy con đường sự nghiệp của bạn sẽ không thể phát triển, thậm chí là bị sa thải vì không tạo ra được giá trị cho công ty của họ.
Vì vậy, hãy nhớ rằng: Ở nơi làm việc, không trả lời tin nhắn của lãnh đạo là một điều tối kỵ. Dù rảnh hay không, bạn cũng nên trả lời sếp để người lãnh đạo biết rằng bạn coi trọng họ và công ty.
2. Tối đa lợi ích khi đồng ý, tối đa khả năng khi từ chối
Khi lãnh đạo hỏi bạn "Bạn có rảnh không?", trước tiên bạn có thể trả lời: "Sếp có việc gì cần xử lí ạ?". Sau đó, tùy theo câu trả lời của sếp mà chọn đồng ý hay từ chối. Và điều này có thể được chia thành 3 tình huống:
Tình huống 1: Nếu vấn đề được lãnh đạo trả lời là rất quan trọng và bạn thực sự rảnh rỗi, bạn có thể đồng ý.
Tất nhiên, bạn không thể chỉ trả lời "vâng" hay “được ạ”. Vào lúc này, để tối đa hóa lợi ích của mình, không chỉ đáp ứng nhu cầu của lãnh đạo mà còn thể hiện giá trị của bản thân, bạn có thể thử trả lời như thế này: "Vâng ạ, em đang theo dõi một dự án”hay đang lập kế hoạch cho dự án của tuần tới. Nhưng nếu anh cần xử lý việc này ngay thì em sẽ nhận làm ạ. Em sẽ cố gắng hoàn thành sớm ạ”
Cách trả lời này cho thấy dù là ngày nghỉ những bạn vẫn quan tâm tới công việc và dành thời gian phát triển bản thân. Hơn nữa còn khiến lãnh đạo cảm thấy sự nhiệt tình và đánh giá cao điều này ở bạn. Từ đó, bạn tạo được ấn tượng tốt với sếp. Họ cũng sẽ ghi nhận điều này và có thể dành sự ưu tiên trong công việc cho bạn hơn những người khác.
Tình huống 2: Nếu việc mà lãnh đạo nhờ xử lý là rất quan trọng nhưng bạn thực sự không rảnh, hãy lịch sự từ chối.
Lúc này, bạn không nên chỉ nói “xin lỗi sếp, em đang bận”, mà hãy giải thích rõ ràng mình đang bận việc gì để sếp hiểu và thông cảm. Bạn có thể thử trả lời như sau:
“Anh ơi, việc này em quả thực có thể làm được, nhưng hiện tại em đang bận việc gia đình, không thể xử lý ngay được ạ. Em xin lỗi sếp”.
Hoặc trong trường hợp vấn đề khẩn cấp, bạn có thể liên hệ thêm những đồng nghiệp khác để xem họ có thể nhận việc này không. Nếu có người đang rảnh rỗi và có thể xử lý nhiệm vụ sếp giao cho, bạn có thể nhắn thêm như sau:
“Nếu anh đang vội, em có thể giới thiệu Y (người có khả năng làm việc đó) thử làm và em cũng sẽ giúp đưa ra một số gợi ý trong quá trình làm. Sếp thấy như vậy có được không?"
Câu trả lời như vậy thể hiện bạn là người khéo léo, biết xử lý vấn đề rất linh hoạt. Đồng thời thể hiện được thái độ chân thành của mình.
Tình huống 3: Nếu tin nhắn của lãnh đạo chỉ là những vấn đề ngoài lề công việc, hãy cân nhắc cho phù hợp.
Nếu là việc không liên quan đến công việc của bạn thì bạn hãy tùy tình hình mà cân nhắc. Nếu việc đó nằm trong khả năng và bạn đang rảnh rỗi thì nên nhận lời để ghi điểm với lãnh đạo. Nếu nằm ngoài khả năng của mình, hãy giải thích rõ với lãnh đạo và họ sẽ hiểu và thông cảm cho lời từ chối của bạn.
Trên thực tế, trong giao tiếp với các nhà lãnh đạo, điều quan trọng nhất là thái độ đúng đắn. Thái độ học hỏi và tinh thần cầu tiến sẽ quyết định tốc độ phát triển của bạn. Đôi khi, chính sự khéo léo của bạn sẽ khiến con đường sự nghiệp của bạn rộng mở hơn.
Tại buổi họp lớp sau 7 năm, tôi nhận ra: Lớn lên, chẳng ai hỏi ngày xưa được mấy giấy khen mà chỉ muốn biết "lương bạn bao nhiêu"Tags