Nghỉ việc lương 7 con số để khởi nghiệp, tôi như ngồi trên “tàu lượn siêu tốc” mỗi ngày: Bước ngoặt cho ta cơ hội đổi đời nhưng cũng là "thứ rút cạn túi tiền" nhanh nhất

Thứ Ba, 21/03/2023 15:10 GMT+7

Google News

Trên con đường khởi nghiệp cơ hội và thách thức là hai thứ luôn tồn tại song song nhau. Khởi nghiệp có thể cho ta cơ hội thay đổi cả cuộc đời, khiến của cải vật chất nhiều lên gấp mấy lần trong phút chốc. Nhưng cũng là thứ rút cạn túi tiền của ta nhanh nhất. 

Là nhân viên trong một công ty lớn, công việc của tôi luôn phát triển rất ổn định. Một ngày nọ, tôi cảm thấy cần thay đổi bản thân, vì thế tôi suy nghĩ phải thay đổi hướng phát triển. Tôi muốn đi trên con đường hoàn toàn mới chứ không muốn chỉ làm một nhân viên văn phòng. Kể từ lúc bắt đầu thay đổi, cuộc sống của tôi như ngồi trên tàu lượn siêu tốc, đây quả thật là một lựa chọn cực kỳ mạo hiểm. Tôi muốn chia sẻ câu chuyện này cho những bạn trẻ muốn lựa chọn khởi nghiệp giống tôi để các bạn có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề khởi nghiệp.

Muốn khởi nghiệp trước hết phải tìm hiểu điều mình muốn làm

Rất nhiều bạn bè và người thân đều ngưỡng mộ công việc khởi nghiệp bởi vì họ phải đi làm thuê cho những công ty khác còn tôi được làm thuê cho chính mình. Nhưng họ không hề biết hành trình của tôi mạo hiểm và rủi ro đến mức nào.

Tôi nghĩ trước khi bắt đầu khởi nghiệp chúng ta nên so sánh triển vọng nghề nghiệp hiện tại và khả năng thành công khi khởi nghiệp, xem có bao nhiêu công ty khởi nghiệp thật sự đạt được thành công.

Sau khi xem xét tỷ lệ thành công và thất bại của công ty khởi nghiệp, hãy xem xét tới lợi nhuận. Những nhà khởi nghiệp mà tôi quen biết đa phần đều kiếm được lợi nhuận thấp hơn so với thu nhập trước đây của họ. Đây là thực tế bạn phải đối mặt nếu bạn muốn trở thành một nhà khởi nghiệp thực sự. Thậm chí có một sự thật còn khó chấp nhận hơn là hơn một nửa số công ty khởi nghiệp đều thất bại.

Nghỉ việc lương 7 con số để khởi nghiệp, tôi như ngồi trên “tàu lượn siêu tốc” mỗi ngày: Bước ngoặt cho ta cơ hội đổi đời nhưng cũng là "thứ rút cạn túi tiền" nhanh nhất - Ảnh 1.

Tôi cho rằng một nhà khởi nghiệp chân chính bắt buộc phải là người chống đỡ được với những rủi ro, dốc toàn bộ sức lực của mình vào công việc đó để tạo ra một công trình vĩ đại, từ đó để lại những thành tựu cho đời sau, bất luận thành tựu đó là lớn hay nhỏ. Đây là động lực để tôi trở thành nhà khởi nghiệp, cũng là động lực của rất nhiều nhà khởi nghiệp khác.

Không chịu nổi sự ổn định, quyết tâm mạo hiểm

Bố mẹ tôi rất truyền thống, họ cho rằng muốn thành đầu nhất định phải có học vị cao, công việc tốt, kiếm nhiều tiền. Khi tôi còn nhỏ đã bị ảnh hưởng bởi quan niệm này và chính điều đó đã khiến tôi yêu thích toán học và những phương pháp giải quyết vấn đề sáng tạo.

Tốt nghiệp và lấy được bằng cử nhân, tôi quyết định tiếp tục học thạc sĩ. Sau khi cầm trong tay tấm bằng thạc sĩ tôi được công ty GE chiêu mộ, tôi biết đây là một công ty lớn nên đã đồng ý ngay.

Thời điểm làm việc ở GE tôi cảm nhận được vẫn còn rất nhiều không gian để bản thân phát triển. Tuy nhiên, mức lương của CEO ở bộ phận chúng tôi nằm trong khoảng 6 con số và với tốc độ hiện tại thì tôi phải mất 10 năm hoặc hơn mới có thể đạt được con số này. Trong lòng tôi khá nóng vội, tôi biết mình phải làm gì đó để đẩy nhanh tốc độ thành công.

Free Startup Business Illustration (AI)

Một ngày nọ, tôi tình cờ đọc một bài báo trên tạp chí US News, tạp chí này vừa công bố bảng xếp hạng các trường sau đại học được trả lương cao nhất. Lúc đó tôi mới biết, nghiên cứu sinh sau khi tốt nghiệp có thể đạt được mức lương trung bình 6 chữ số. Tất nhiên, điều kiện là phải có bằng MBA.

Để tìm việc mới tôi có ý định học MBA, tôi nghiên cứu những điều cần thiết để vào được chương trình MBA hàng đầu. Cuối cùng lựa chọn thi vào trường đại học Nam Columbia. Mọi cố gắng của tôi đã được báo đáp, tôi nhanh chóng nhận được thư mời và bắt đầu chương trình học.

Tốt nghiệp MBA xong tôi có ba con đường để lựa chọn là tư vấn quản lý, tài chính và IT. Tôi cảm thấy hai công việc kia không phù hợp với mình nên đã chọn tư vấn quản lý. Công việc chính của tôi khi ấy là tư vấn chiến lược cho các doanh nghiệp.

Chỉ trong 10 năm làm việc tôi đã đạt được mức lương 7 chữ số, vượt xa so với mong đợi trước đây. Ban đầu tôi cảm thấy công việc của mình khá thuận lợi tuy nhiên sau này khi thăng tiến lên cao hơn, công việc đòi hỏi phải chuyên nghiệp hơn. Những ngày tiếp theo tôi chịu vô vàn khó khăn áp lực. Năm 2006 tôi quyết định đổi công việc khác.

Nghỉ việc lương 7 con số để khởi nghiệp, tôi như ngồi trên “tàu lượn siêu tốc” mỗi ngày: Bước ngoặt cho ta cơ hội đổi đời nhưng cũng là "thứ rút cạn túi tiền" nhanh nhất - Ảnh 3.

Quyết định này trở thành điểm khởi đầu trong câu chuyện khởi nghiệp của tôi. Tôi không không thích công việc văn phòng, tôi muốn trở thành ông chủ của mình, vì thế tôi nghỉ việc, mở dịch vụ tư vấn cấp cao. Tôi nghĩ hoặc là bây giờ hoặc là không bao giờ, thế nên tôi mạnh dạn bước thêm một bước nữa.

Bước ngoặt đổi đời... không đem lại “trái ngọt” như mong đợi

Tuy trước kia khi làm việc ở các tập đoàn lớn tôi đã trải qua nhiều khổ sở nhưng giờ đây tôi đang trải qua những vất vả và khó khăn mà trước nay tôi chưa từng nếm trải. Tôi đã tiêu sạch tiền, chi phí của công ty phải trả mỗi ngày nhiều hơn rất nhiều so với kế hoạch ban đầu. Tiền thuê chuyên gia tư vấn mới cứ chất chồng lên. Đôi khi tôi nghĩ mình rốt cuộc đang làm gì vậy?

May mắn thay, hạn mức tín dụng của tôi khá lớn nên tôi có thể trả lương cho nhân viên và chi trả các khoản phí hằng ngày bằng thẻ tín dụng. Mỗi khi có dự án mới, tôi có thể trả hết nợ ngay và thong thả về mặt tài chính trong một khoảng thời gian.

Đối với các công ty lớn việc sa thải hay tuyển dụng cố vấn khá đơn giản nhưng đối với những công ty nhỏ chưa tới 20 nhân viên tư vấn như công ty tôi thì nếu tư vấn không thuận lợi sẽ đồng nghĩa với việc đứng trước nguy cơ phá sản.

Vậy thì, khi việc tư vấn không thể diễn ra suôn sẻ, tôi đã có suy nghĩ gì? Lúc mới bắt đầu, tôi nghĩ mình vẫn còn có thể chọn quay về nghề cũ. Nhưng đi quãng đường càng dài thì càng khó quay lại. Thời gian trôi qua, cánh cửa này càng đóng chặt hơn. Việc kinh doanh ảm đạm khiến tôi cảm thấy như bị mắc kẹt và nhận ra mình không còn lựa chọn nào khác.

Nghỉ việc lương 7 con số để khởi nghiệp, tôi như ngồi trên “tàu lượn siêu tốc” mỗi ngày: Bước ngoặt cho ta cơ hội đổi đời nhưng cũng là "thứ rút cạn túi tiền" nhanh nhất - Ảnh 4.

Loại hình khởi nghiệp khác nhau sẽ có nhược điểm khác nhau, tuy nhiên những trải nghiệm và cảm xúc mà nó đem lại thì hoàn toàn như nhau. Bạn sẽ thường xuyên sợ hãi thất bại, luôn cảm thấy lo lắng bất an vì không có gì chắc chắn. Chưa kể thu nhập của bạn còn không được đảm bảo, đặc biệt là khi bạn còn phải chăm lo gia đình, đó mới là điều khó vượt qua nhất.

Nếu mạo hiểm, là cân nhắc ký những trách nhiệm mà bạn phải gánh vác

Nếu bạn muốn khởi nghiệp, tôi khuyên bạn nên khởi nghiệp càng sớm càng tốt. Hãy mạo hiểm ở độ tuổi mà bạn không cần phải gánh vác bất cứ trách nhiệm nào khác.

Hơn hết, tôi hy vọng bạn nên suy nghĩ kĩ trước khi bắt đầu kinh doanh. Chúng ta thường có xu hướng quá lạc quan và phiến diện, đặc biệt khi nói đến ước mơ và hoài bão của mình.

Tôi không nghĩ đây là ý nghĩ xấu. Nếu không có sự lạc quan này thì sẽ không có những phát minh và đổi mới, không có doanh nhân nào dám bước ra khỏi vùng an toàn và chúng ta sẽ không bao giờ thấy được những bộ óc vĩ đại. Nhưng sự lạc quan phải đi kèm với ý thức hiện thực mạnh mẽ. 

Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào, hãy tìm hiểu những rủi ro đi kèm với lựa chọn nghề nghiệp đó. Nếu bạn có thể kiên trì và học hỏi từ những thất bại của mình, cơ hội thành công của bạn sẽ tăng lên. Những doanh nhân thành đạt nhất là những người thất bại nhiều nhất. Người đó liệu có phải là bạn không? Chỉ có thời gian mới cho chúng ta biết câu trả lời.

*Chia sẻ của nhân vật giấu tên làm việc trong một công ty lớn nhưng quyết định nghỉ việc để khởi nghiệp vì muốn thử sức với con đường mới chia sẻ trên nền tảng Baidu.com

Lưu Ly

Chia sẻ
Đọc thêm
  • Xem thêm  ›