Ngoài yếu tố bẩm sinh, trí thông minh của trẻ còn được tác động bởi rất nhiều yếu tố như: Môi trường sống, quá trình tập luyện mỗi ngày...
Là cha mẹ, không ai không mong muốn con mình có chỉ số IQ cao, thông minh vượt bậc. Các bậc phụ huynh đều cho rằng trẻ từ 7-8 tuổi hay 14-15 tuổi là giai đoạn phát triển trí não. Họ tin rằng khi trẻ trưởng thành, não bộ mới phát triển hoàn thiện.
Nhưng thực tế không phải vậy, trường Y Harvard từ lâu đã phát hiện ra rằng, thực tế cha mẹ muốn trẻ thông minh hơn thì phải nắm được thời kỳ phát triển trí não đỉnh cao của trẻ. Giai đoạn đỉnh cao này thực ra chỉ có một lần trong đời và nó diễn ra sớm hơn cha mẹ nghĩ.
Trí thông minh của trẻ một phần được quyết định bởi yếu tố bẩm sinh, đặc biệt là đối với các bé trai. Chỉ số IQ của trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi mẹ hơn.
Nhưng trí thông minh của trẻ vẫn bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Khi trẻ mới sinh ra, trọng lượng não bộ chỉ bằng 25% so với người lớn. Đến khi 5, 6 tuổi về cơ bản có thể đạt 80 – 85%.
Trong khi trọng lượng não của trẻ đang tăng lên nhanh chóng thì sợ nhánh, cột sống, khớp thần kinh và vỏ myelin trong não của trẻ cũng sẽ phát triển với tốc độ cao. Sau khi các dây thần kinh não bộ của trẻ được kích thích, một cầu nối thần kinh sẽ được hình thành điều khiển sự phát triển tư duy, ngôn ngữ, xúc giác và các khả năng khác của trẻ. Đồng thời nó sẽ quyết định chỉ số IQ của trẻ.
Lấy một ví dụ phổ biến, Fang Zhongyong (Trung Quốc) có tố chất bẩm sinh xuất sắc, từ nhỏ đã rất thông minh, học hỏi mọi thứ đều rất nhanh. Nhưng cha anh đã bỏ bê việc trau dồi rèn luyện hằng ngày. Chính vì thế, Fang Zhongyong chỉ dựa vào tài năng thiên bẩm của mình và cuối cùng biến mất khả năng thiên bẩm ấy.
Vì vậy, cha mẹ không được bỏ qua giai đoạn phát triển trí não quan trọng của trẻ. Hãy nắm bắt thời kỳ đỉnh cao , tránh để trẻ không thể nâng cao chỉ số IQ do rèn luyện không đầy đủ.
Vậy làm thế nào cha mẹ có thể nắm bắt thời kỳ đỉnh cao này?
Trên thực tế, nếu bạn muốn rèn luyện tư duy não bộ và để các tế bào thần kinh trong não trẻ sau khi được kích thích phát triển nhanh chóng, bạn không được bỏ qua những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống của trẻ. Hãy để thị giác, thính giác, ngôn ngữ, xúc giác, tư duy,… của trẻ được rèn luyện bằng các cách sau.
1. Tập thể dục là điều không thể thiếu
Trong quá trình lớn lên của trẻ, vận động thể chất như chạy, nhảy, bật nhảy hay những vận động hỗ trợ não bộ như chơi xếp hình, giải đố,… đều có tác dụng tích cực đến sự liên kết của các tế bào thần kinh trong não trẻ.
Một nghiên cứu khoa học dài hạn về sự phát triển của trẻ em đã chứng minh rằng trong số trẻ em từ 2-5 tuổi, bộ não của những đứa trẻ thích vận động lớn hơn ít nhất 30% so với những đứa trẻ không vận động.
Vì trẻ nhận được nhiều kích thích bên ngoài hơn trong quá trình vận động nên mạng lưới nơ-ron sẽ phong phú hơn, trẻ sẽ thông minh hơn. Vì thế, cha mẹ hãy khích lệ và cùng con tham gia các bộ môn thể thao phù hợp với trẻ.
2. Rèn luyện thói quen đọc sách mỗi ngày
Khi trẻ còn ở giai đoạn mầm non, cần hướng sự hứng thú của trẻ đối với sách tranh, sách truyện để trẻ say mê đọc sách.
Sau khi kiên trì đọc trong một thời gian dài, sự phát triển tư duy của trẻ (sự tập trung, khả năng lĩnh hội, trí tưởng tượng, sự sáng tạo,…) và sự phát triển hệ thống ngôn ngữ của trẻ sẽ được phát triển chặt chẽ.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người cao tuổi đọc sách thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer thấp hơn 2,5 lần so với những người không đọc sách. Vì quá trình đọc là quá trình tư duy của não bộ không ngừng được vận hành và trí tuệ không dễ bị suy giảm.
3. Trò chơi giải đố
Cuộc sống của trẻ em nên dựa trên trò chơi, và bất kỳ điểm kiến thức nào cũng nên được hiểu thông qua trò chơi. Bởi vì đối với trẻ em, trò chơi chính là sắc màu cuộc sống.
Trẻ sẽ không cảm thấy kiến thức khô khan, nhàm chán nữa khi khối lượng kiến thức được được biến hoá thành những trò chơi thú vị. Trẻ sẽ cảm thấy hào hứng, phấn khích, nhất là trong quá trình chơi được cha mẹ thưởng quà.
Trong quá trình chơi, trí nhớ, khả năng quan sát, óc sáng tạo, trí tưởng tượng,… của trẻ sẽ được rèn luyện thông qua nghe, nhìn, sờ, ngửi, tìm, đặt, đoán và nói. Do đó, nếu các bậc cha mẹ muốn nắm bắt thời kỳ đỉnh cao sự phát triển trí não và cải thiện trí thông minh cho trẻ thì tốt nhất là đưa trẻ chơi nhiều trò chơi giáo dục hơn.