- Bị tai nạn nằm viện, người đàn ông 'chết điếng' khi phát hiện nhân tình bỏ trốn đem theo 30 con lợn
- Clip người đàn ông đi ô tô xuống hái hoa ven đường ở Đà Lạt khiến dân tình phẫn nộ
- Máy sấy phát nổ kinh hoàng, người đàn ông thoát chết trong gang tấc: Cảnh báo thói quen nhiều người mắc phải
- "Nằm im" cũng kiếm được tiền là có thật: Người đàn ông kiện 544 công ty dùng hình ảnh "nằm bẹp" trái phép, nhận bồi thường 1,1 triệu USD
- Hoảng hồn với khoảnh khắc tiệm giặt là đột ngột phát nổ, người đàn ông thoát chết trong gang tấc
Số lượng "trai ế", đàn ông độc thân ngày càng nhiều, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Vì sao?
Cụm từ "gái ế" thường được dùng để chỉ những phụ nữ trẻ lớn tuổi chưa kết hôn, nhưng trong những năm gần đây, số lượng "trai ế" ngày càng nhiều cho thấy hiện tượng đàn ông lớn tuổi chưa vợ cũng trở nên rất phổ biến, đặc biệt là ở các thành phố lớn.
Hiện tại là thời đại cưới muộn sinh con muộn, đàn ông 30 tuổi chưa lấy vợ không còn là chuyện hiếm, nhưng nếu đàn ông 40 tuổi chưa lấy vợ thì sẽ khó tránh khỏi việc khiến người khác đặt dấu hỏi.
Một khảo sát cho thấy, những người đàn ông ngoài 40 tuổi vẫn chưa lấy được vợ có một điểm chung. Đó là, những người đàn ông này đều mắc chứng rối loạn độc thân.
Rối loạn độc thân nghĩa là gì? Đâu là lý do khiến những người đàn ông này gặp rào cản khi rời bỏ cuộc sống độc thân?
Rối loạn bỏ độc thân còn được gọi là chứng khó rời bỏ tình trạng độc thân, có nghĩa là do một số lý do tâm lý mà con người coi việc rời bỏ sự độc thân là một trở ngại, dẫn đến những khó khăn nhất định.
Trên thực tế, những người đàn ông độc thân như vậy thường có những tâm lý sau, nếu vượt qua được những tâm lý này thì việc rời bỏ việc độc thân sẽ không còn là vấn đề khó khăn.
1. Ảnh hưởng của gia đình
Sở dĩ nhiều đàn ông 40 tuổi vẫn chưa dám chấm dứt tình độc thân là do ảnh hưởng của gia đình. Trong lý thuyết tám giai đoạn của cuộc sống do Erikson đề xuất, Erikson chia cuộc đời thành tám giai đoạn khác nhau và năm giai đoạn đầu tiên là giai đoạn mà gia đình có ảnh hưởng lớn nhất đối với trẻ em.
Theo khảo sát, 60% đàn ông và phụ nữ độc thân cho rằng quan niệm về hôn nhân của họ bị ảnh hưởng bởi gia đình của mình. Nếu một đứa trẻ được sống trong một gia đình có cha mẹ yêu thương thì nhìn chung nó rất khao khát được kết hôn, tiêu chí lựa chọn bạn đời của chúng cũng sẽ mang bóng dáng của cha mẹ mình.
Nhưng nếu một đứa trẻ đã chứng kiến sự bất hạnh trong cuộc hôn nhân của cha mẹ mình khi còn nhỏ, hoặc trải qua một tuổi thơ bất hạnh, chẳng hạn như bạo lực gia đình, cha mẹ thường xuyên cãi vã, cha mẹ ly hôn… Những điều này sẽ ảnh hưởng đến quan niệm về hôn nhân của trẻ sau này, để lại bóng đen tuổi thơ đối với trẻ, khiến trẻ khi lớn lên sẽ có tư tưởng "sợ kết hôn".
Hiện tượng này được gọi là kích thích tổng quát hóa, nói một cách đơn giản là "một lần bị rắn cắn, mười năm sợ dây thừng".
Khi con người bị kích thích mạnh mẽ trong một hoàn cảnh nhất định, họ sẽ đưa ra những phản ứng tương ứng, khi người này lại gặp phải tình huống tương tự trong tương lai, cảm giác tương tự này sẽ lại kích thích tâm lý con người, và khiến họ cảm thấy sợ hãi theo bản năng.
Nhiều người cần phải dành cả cuộc đời để chữa lành nỗi đau do gia đình gây ra, không kết hôn là sự lựa chọn theo bản năng của những người này, trong tiềm thức, họ muốn tự bảo vệ mình bằng cách này, muốn ngăn mình một lần nữa trải qua nỗi đau thời thơ ấu.
2. Tâm lý tự ti
Có một số lượng đáng kể đàn ông 40 tuổi vẫn chưa lấy được vợ vì trong lòng họ luôn tự ti, không tự tin vào ngoại hình cũng như khả năng tài chính của mình.
Do đó, họ không đủ tự tin để tiếp xúc với phụ nữ và ngay cả khi có cơ hội hẹn hò hoặc yêu nhau, họ thường ở vị trí bị chi phối trong mối quan hệ giữa hai giới.
Nhà tâm lý học nổi tiếng Adler chia tự ti thành hai loại, loại thứ nhất là mặc cảm thông thường và loại thứ hai là mặc cảm cảm xúc. Hai khái niệm này tưởng chừng giống nhau nhưng thực chất lại hoàn toàn khác nhau.
Adler tin rằng mặc cảm thông thường có thể nói là một loại động lực, và con người có thể dựa vào động lực này để bù đắp những thiếu sót của bản thân, biến mình thành một người tốt hơn. Đây là một hiện tượng tâm lý bình thường.
Nhưng những mặc cảm cảm xúc thì không. Mặc cảm cảm xúc sẽ làm sâu sắc thêm cảm giác bất lực của con người trước các vấn đề, nó sẽ không thúc đẩy con người tiến lên mà ngược lại sẽ cản trở cuộc sống của ta.
Mặc cảm là một vấn đề tâm lý, và nó cũng là một vấn đề tâm lý phổ biến ở những người đàn ông chưa kết hôn. Họ thường có vẻ tương đối trung thực và không giỏi ăn nói, trước mặt phụ nữ họ thường phục tùng và không có sự quyết đoán.
Trong khi đó, tâm lý chọn bạn đời của phụ nữ lại thường hướng lên, nghĩa là phụ nữ thích người bạn đời mạnh mẽ hơn mình nên những người đàn ông như vậy đương nhiên sẽ bị lép vế.
Tags