- Càn Long khắc nghiệt với con cái ra sao mà khiến các hoàng tử không chết thì cũng ngẩn ngơ, có người giả điên để tránh tai họa đổ xuống đầu
- Đàm phán thành công để hồi hương ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo'
- Một ngày của Hoàng đế triều Thanh trôi qua như thế nào?
- Về ấn vàng Hoàng đế chi bảo: Cần hiểu khái niệm 'hồi hương' theo nghĩa rộng
- Thú vui du lịch của Hoàng đế Trung Quốc: Càn Long nổi tiếng ham chơi nhưng cũng không đi nhiều bằng người này
Được xem bức chân dung vua Càn Long của họa sĩ người Italy, người dân xứ Trung phải thốt lên rằng "khác quá xa so với các tác phẩm điện ảnh".
Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc, do dòng họ Ái Tân Giác La lập ra. Triều đại nhà Thanh trải qua 12 đời vua và kéo dài trong 276 năm. Đây cũng là vương triều thứ hai được thành lập bởi một dân tộc thiểu số có nguồn gốc từ Mãn Châu.
Đặc biệt là giai đoạn Khang Hy – Ung Chính – Càn Long thịnh thế là chủ đề được khai thác nhiều nhất trên tiểu thuyết lẫn phim ảnh.
Trên phim ảnh, hình tượng các vị hoàng đế nhà Thanh được xây dựng đầy uy nghi, phong độ, khiến hậu cung 3000 giai lệ phải tính đủ mọi mưu kế để "tranh sủng". Vậy thực tế, dung mạo những thiên tử này như thế nào?
Vua Khang Hi
Vị vua thứ tư cũng là vị hoàng đế tài ba lỗi lạc nhất của nhà Thanh chính là Ái Tân Giác La Huyền Diệp - Khang Hi. Ông là vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc, cụ thể là 61 năm. Khang Hi còn nổi tiếng là một người đào hoa, đa tình khi lập đến bốn hoàng hậu. Ông qua đời năm 1722 và được an táng tại Cảnh Lăng. Miếu hiệu của ông là Thanh Thánh Tổ.
Theo một số ghi chép lưu lại rằng, chiều cao của các vị hoàng đế nhà Thanh đều rất khiêm tốn. Chẳng hạn, vua Càn Long chỉ cao 1m53; hoàng đế Vạn Lịch cao 1m64; còn vua Khang Hi chỉ cao 1m58...
Tuy nhiên, trong cuốn sách "Chân dung của hoàng đế Trung Hoa" do nhà truyền giáo người Pháp - Joachim Bouvet, người đã đến Trung Quốc vào năm Khang Hi thứ 26 đã mô tả hoàng đế như sau: "Hoàng đế Khang Hi năm 44 tuổi và ông đã ngự trên ngai vàng được 36 năm rồi. Khang Hi có tướng mạo oai phong lẫm liệt, vóc người cao lớn, phong thái phi thường, đôi mắt sắc lạnh, chóp mũi hơi tròn. Mặc dù trên mặt có nhiều nốt sẹo do đậu mùa để lại nhưng điều đó không ảnh hưởng gì tới vẻ ngoài đẹp mắt của ông ấy cả."
Về sau, các nhà khảo cổ đã tìm được những bộ quần áo của hoàng đế Khang Hi vẫn còn đang được lưu giữ tại bảo tàng Cố Cung. Sau khi tiến hành đo những bộ quần áo này, họ có thể tính toán sơ bộ chiều cao của Khang Hi là khoảng 1m75.
Vua Ung Chính
Ái Tân Giác La Dận Chân hay còn được biết đến với tên gọi Ung Chính là con trai thứ tư của Khang Hi. Ông ra đời năm 1678 tại Vĩnh Hòa cung. Xung quanh việc lên ngôi của Khang Hi còn nhiều uẩn khúc nhưng những gì ông cống hiến cho Trung Hoa đã khiến việc này không còn được chú ý nhiều. Ung Chính qua đời năm 1735 và được truy tôn miếu hiệu là Thanh Thế Tông.
Trong số các vị hoàng đế thời nhà Thanh, Ung Chính có thể được coi là vị hoàng đế siêng năng và tận tụy nhất.
Từ khi đăng cơ, Ung Chính đã cực kỳ cần cù, chăm chỉ. Trong 13 năm làm vua của mình, ông đã thực sự thực hiện chế độ cần cù sớm tối, không hề lơ là một chút nào. Ngoài ngày sinh nhật của mình bỏ ra chút thời gian nghỉ ngơi thì về cơ bản là một năm 365 ngày thì không ngày nào là lười nhác quốc gia đại sự. Có thể nói, một vị vua tốt chăm chỉ cần cù như Ung Chính có lẽ chẳng tìm được người thứ hai trong lịch sử Trung Quốc.
Ung Chính là một vị Hoàng đế anh minh, sáng suốt, cần mẫn, nhưng khuyết điểm duy nhất của ông lại chính là mê tín, tin vào thuật trường sinh bất lão. Đây cũng là bệnh chung của những vị hoàng đế thời cổ đại. Về cơ bản, mỗi một triều đại đều có những vị Hoàng đế vì mê tín, theo đuổi thuật trường sinh bất lão mà mất mạng, Ung Chính cũng không phải là ngoại lệ.
Ung Chính tín ngưỡng đạo giáo, thường xuyên ăn vận đồ đạo sĩ. Trong vấn đề tại sao Ung Chính lại đột nhiên bạo bệnh mà chết, các chuyên gia lịch sử đã tìm thấy được manh mối liên quan trong một bức tranh Ung Chính mặc đồ đạo sĩ. Trong bức tranh ấy, khi phóng to lên có thể nhìn thấy trong tay ông còn cầm một viên đan dược.
Từ đó có thể thấy, Ung Chính luôn mê tín vào thuật luyện đan dược của đạo giáo, bản thân ông cũng thường xuyên mở lò luyện đan trong Viên Minh Viên. Sau này khi đã đăng cơ làm hoàng đế, bên cạnh ông bắt đầu có những tên đạo sĩ như Trương Thái Hư, Vương Đình Càn chuyên phụ trách luyện đan cho ông.
Trong lịch sử, vì mê tín thuật trường sinh bất lão mà uống thuốc đan dược là chuyện những tên hôn quân thường làm. Trong khi đó, Ung Chính lại là một vị minh quân nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, nhưng lại làm một chuyện mà chỉ những tên hôn quân làm ra, cuối cùng cũng vì thế mà mất mạng, quả thực là đáng tiếc.
Ái Tân Giác La Hoằng Lịch
Ái Tân Giác La Hoằng Lịch - Càn Long sinh năm 1711. Thời kỳ ông cai trị kéo dài hơn 60 năm nhưng vì tôn trọng ông nội mình là Khang Hi nên Hoằng Lịch quyết định nhường ngôi lại cho con trai và lên chức Thái thượng hoàng. Càn Long cũng là vị hoàng đế có tuổi thọ cao nhất trong lịch sử Trung Hoa. Ông qua đời năm 1799 khi 88 tuổi và được truy tôn miếu hiệu là Thanh Cao Tông.
Ở thời nhà Thanh, sự giao lưu trên khắp thế giới ngày càng gần gũi, Tử Cấm Thành bắt đầu có sự xuất hiện của nhiều người nước ngoài. Dưới triều đại của Càn Long, một họa sĩ phương Tây đã vẽ "chân dung" của ông, để lại những tư liệu quý giá cho các thế hệ sau này. Đó là Giuseppe Castiglione (19/7/1688 - 16/7/1766), nhà truyền giáo và họa sĩ của hoàng thất.
Phong cách hội họa của Giuseppe hoàn toàn khác biệt so với các họa sĩ Trung Quốc đương thời, vì thế Càn Long Đế và các hoàng thân đều rất thích mời ông vẽ tranh.
Giuseppe đương nhiên cũng hiểu đạo lý để có thể tồn tại trong Tử Cấm Thành là không được chọc giận hoàng thân quốc thích. Vì thế khi vẽ tranh cho các phi tần, ông chú trọng đến thần thái và làm nổi bất khí chất của họ.
Sau một thời gian vẽ tranh trong cung, Giuseppe ghi nhớ rất rõ tướng mạo của Càn Long Đế, vì vậy ông đã âm thầm dùng mực nước Italy để vẽ nên bức "Càn Long Hoàng đế bán thân đông trang tượng" (tranh chân dung Hoàng đế Càn Long mặc đồ đông). Đây cũng là bức tranh được đánh giá sát với tướng mạo thực sự của Hoàng đế Càn Long nhất trong lịch sử.
Bức "Càn Long Hoàng đế bán thân đông trang tượng" có kích cỡ 62.6 × 51cm, phác họa lại hình ảnh Hoàng đế Càn Long lúc khoảng 40 tuổi. Trong tranh Càn Long Đế để ria mép hình chữ "bát" (八). Đặc biệt có một chi tiết đặc trưng chứng minh đây là tranh vẽ Càn Long Đế, đó là lông mày bên trái của nhân vật có vết thưa đứt đoạn.
Bức tranh "Càn Long Hoàng đế bán thân đông trang tượng" hiện đang được trưng bày tại viện bảo tàng mỹ thuật Ngân Xuyên, khu tự trị Ninh Hạ, Trung Quốc.
Khi được chứng kiến bức chân dung này, các cư dân mạng xứ Trung phải thốt lên rằng "khác xa so với các tác phẩm điện ảnh".
Càn Long khắc nghiệt với con cái ra sao mà khiến các hoàng tử không chết thì cũng ngẩn ngơ, có người giả điên để tránh tai họa đổ xuống đầuTags