Ngỡ ngàng với sự thay đổi của cô gái Afghanistan trong bức ảnh biểu tượng

Thứ Sáu, 27/02/2015 10:36 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) – “Cô gái Afghanistan” mắt xanh đã nổi tiếng toàn cầu, khi xuất hiện trong bức hình đầy ám ảnh do nhiếp ảnh gia người Mỹ Steve McCurry chụp và đăng trên trang bìa tạp chí National Geographic hồi năm 1985.

Nay cô gái ấy, tên thật là Sharbat Gula, lại một lần trở thành tâm điểm chú ý của báo chí. Tuy nhiên cô xuất hiện với một hình ảnh khác xa so với cách đây 30 năm trước, trong một bối cảnh rất khác. Hình ảnh gây chú ý lần này được chụp lại từ hồ sơ đăng ký thẻ căn cước của Gula, được gửi tới chính quyền Pakistan dù cô là người Afghanistan.


Nhiếp ảnh gia người Mỹ Steve McCurry chụp cạnh bức hình của Sharbat Gula (trái)

Các quan chức Pakistan cho biết Gula đã nộp hồ sơ làm thẻ căn cước tại thành phố Peshawar vào tháng 4/2014, bằng cách sử dụng cái tên giả Sharbat Bibi và kê khai quốc tịch giả. Cô thực tế chỉ là một trong hàng nghìn người tị nạn Afghanistan đã tìm cách có thẻ căn cước Pakistan trong năm ngoái.

Faik Ali Chachar, một phát ngôn viên của Cơ sở dữ liệu và đăng ký quốc gia Pakistan (NADRA) cho biết Cơ quan điều tra liên bang (FIA) đang điều tra trường hợp của Gula. "Bộ phận điều tra của chúng tôi đã phát hiện trường hợp của Sharbat Bibi hồi tháng 8/2014 và đã gửi hồ sơ tới FIA ngay trong tháng" - Chachar nói.

Mỗi ngày đều có rất nhiều người tị nạn Afghanistan cố gắng làm thẻ căm cước Pakistan bằng cách sử dụng giấy tờ giả. Chachar cho biết khoảng "23.000 thẻ giả của người tị nạn Afghanistan đã bị phát hiện tiêu và hủy" trong vòng 12 năm qua.


Sự thay đổi của Sharbat Gula sau 30 năm

Trong hồ sơ gửi tới NADRA, Gula cho biết cô sinh tháng 1/1969 tại Peshawar. Bức ảnh đi kèm hồ sơ khiến người xem dễ dàng nhận ra đôi mắt màu xanh lá cây và khuôn mặt từng được khắc họa trong bức ảnh nổi tiếng của McCurry. Chỉ có điều, gương mặt cô đã xuất hiện những nếp nhăn do tuổi tác và mái tóc cô bị trùm kín hoàn toàn bằng chiếc khăn hijab màu đen.

Một phóng viên của hãng tin AFP đã đến thăm khu phố ở Peshawar mà Gula khai là nơi sinh trong hồ sơ. Những người dân ở đây cho biết cô sống cùng chồng, một thợ làm bánh mỳ. Nhưng cả nhà đã rời đi cách đây 1 tháng. 

Một quan chức cấp cao trong văn phòng NADRA ở Peshawar xác nhận việc Gula đã nộp hồ sơ xin thẻ căn cước cùng 2 con trai cô là Rauf Khan và Wali Khan. Cả 3 người sau đó đã được cấp thẻ cùng ngày. Tuy nhiên, tất cả giấy tờ Gula sử dụng để đăng ký thẻ căn cước đều là giả mạo và có khả năng "2 cậu con trai" kia không phải là con đẻ của cô.

Vân Anh

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›