- Người nắm vững 3 quy luật 'phát tài' này không sớm thì muộn cũng trở thành kẻ 'bất bại': Bên trái là quý nhân, bên phải là thần tài, chẳng mấy chốc mà tiền vàng đầy két
- Năm Mão được mệnh danh là 'cái nôi' của các đại gia: Giới siêu giàu có 10% là người tuổi mèo, ở Trung Quốc con số còn bất ngờ hơn
- Một doanh nghiệp ở Trung Quốc xây cả khu biệt thự rộng 2.500 mẫu đất làm 'phúc lợi' cho nhân viên: Giảm 40% giá, hưởng cuộc sống vương giả, đến làng đại gia nổi tiếng còn thua xa
Không bằng lòng với khoản đền bù 800.000 NDT và một căn nhà cùng diện tích, gia đình ông Trương kiên quyết bám trụ tại tuyến đường này suốt hơn 7 năm với mong muốn nhận được một khoản đền bù hậu hĩnh hơn.
Tại trung tâm thủ đô Bắc Kinh, có một căn nhà được mệnh danh là "ngôi nhà đinh ngoan cố nhất Bắc Kinh", nằm trên đường Thự Quang Tây, quận Triều Dương. Sở dĩ ngôi nhà này có cái tên như vậy là bởi gia chủ đã sống trên con đường này trong suốt hơn 7 năm mà không chịu di dời. Khiến con đường 2 chiều 8 làn xe này phải "thu gọn" thành con đường chỉ còn 2 làn xe.
Kiên quyết bám trụ vì không được đền bù thỏa đáng
Chủ nhân của ngôi nhà này là ông Trương Trường Phú. Gia đình ông cùng gia đình người em trai đã sinh sống ở thôn Thượng Gia Lâu, thuộc thị trấn Thái Dương Cung - một vùng ngoại ô của Bắc Kinh từ lâu. Song đến năm 2003, khu vực này thuộc diện phải di dời để triển khai kế hoạch xây dựng Làng Quốc tế UHN. Theo kế hoạch, vị trí ngôi nhà của ông Trương được quy hoạch để làm tuyến đường 2 chiều 8 làn xe Thự Quang Tây.
Theo Sohu, toàn bộ diện tích ngôi nhà của ông Trương là khoảng 500m2. Thay vì vui vẻ nhận tiền bồi thường và chuyển đến ở trong những ngôi nhà do chủ đầu tư phân bổ như 229 hộ dân khác trong thôn, gia đình ông Trương nhất quyết không chịu di dời.
Không bằng lòng với khoản đền bù một căn nhà cùng diện tích và số tiền bồi thường trị giá 800.000 NDT, kể từ năm 2003 đến năm 2011, gia đình người đàn ông này đã bám trụ trên tuyến đường huyết mạch của thành phố với mong muốn nhận được một khoản đền bù hậu hĩnh hơn nhưng không được chấp thuận.
Để có thể kiên trì với quyết định không chuyển đi, gia đình ông Trương đã phải chấp nhận sống giữa tiếng ồn và khói bụi của xe cộ đi qua mỗi ngày. Không những thế, vì nằm giữa tuyến đường lớn nên ngoài sự ồn ào náo nhiệt, ngôi nhà này còn hứng chịu vô số thứ ô nhiễm, rác thải đủ loại cùng những vết ố trên tường. Cũng vì không chịu rời đi nên tuyến đường Thự Quang Tây được "hợp lại" thành đường 2 làn xe.
Việc tọa lạc giữa con đường huyết mạch của thành phố khiến gia đình ông Trương chịu không ít lời chỉ trích.
Đặc biệt vào năm 2008, Bắc Kinh đăng cai Thế vận hội Olympic. Vị trí ngôi nhà này chỉ cách Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh chục km. Để không ảnh hưởng đến diện mạo chung của toàn thành phố, chính quyền thành phố Bắc Kinh đã đặc biệt cử người đến bao vây ngôi nhà của gia đình Trương Trường Phú bằng xi măng.
Hơn nữa, lâu nay vì có sự hiện hữu của ngôi nhà này mà tuyến đường thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe. Tình trạng này diễn ra trong suốt thời gian dài khiến người dân xung quanh đã có ý kiến lên cơ quan chức năng. Thậm chí, trên trang web chính thức của chính quyền thành phố Bắc Kinh, đã có những lời phàn nàn về tuyến đường Thự Quang Tây trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, việc gia đình ông Trương không chịu chuyển đi khiến các cửa hàng ở gần đó không thể làm ăn, phải chịu rất nhiều thiệt hại.
Ngôi nhà đinh cuối cùng cũng bị dỡ bỏ
Dưới tình hình như vậy, chính quyền cuối cùng đã đưa ra lựa chọn giải quyết vụ việc này càng sớm càng tốt, nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến giao thông và sinh kế của người dân xung quanh.
Vào cuối tháng 12 năm 2011, Tòa án Triều Dương đã ban hành lệnh cưỡng chế, phá dỡ nhà đối với gia đình ông Trương Trường Phú. Ngày 18/12, cảnh sát, đội thi công và các bên liên quan khác lần lượt có mặt và thi hành lệnh cưỡng chế phá dỡ.
Cuối cùng, những ngôi nhà của gia đình này nhanh chóng bị phá bỏ, con đường Thụ Quang Tây bị phong tỏa một đoạn gần 8 năm cuối cùng cũng được thông làn. Về phía gia đình ông Trương, dù bị cưỡng chế phá dỡ nhưng tòa án không tước đi quyền lợi hợp pháp của họ. Gia đình này vẫn có quyền nhận tiền bồi thường phá dỡ và họ có thể tiến hành thủ tục tố tụng tại tòa án hoặc xem xét lại hành chính.
Tất nhiên, sau khi mất đi vốn thương lượng lớn nhất là ngôi nhà của chính mình, gia đình ông Trương cũng hiểu rằng họ không còn tư cách để thương lượng với các nhà phát triển hoặc cơ quan chính quyền. Cuối cùng, gia chủ chỉ có thể chọn chấp nhận khoản đền bù phá dỡ 840.000 NDT và vội vàng chuyển đi.
Ông trùm kinh doanh Nhật Bản Inamori Kazuo: Người giàu và người nghèo chỉ khác nhau ở 1 điểm, học 2 điều để rút ngắn khoảng cáchTags