- ‘Nhân tố X’ của bóng chuyền nữ Việt Nam xuất hiện, lối chơi quyết liệt, máu lửa, xứng đáng đánh ở đội 1
- Như Quỳnh 21 tuổi bùng nổ ở lượt về SEA V.League 2023, nhận giải thưởng cao quý, là tương lai bóng chuyền nữ Việt Nam
- ĐT bóng chuyền nữ Việt Nam làm được điều chưa từng có trong lịch sử, Kim Thoa đạt thành tích đặc biệt
Sinh năm 2000, cô ấy được coi là một trong những tài năng triển vọng nhất thuộc thế hệ mới của bóng chuyền nữ Việt Nam nhưng cô ấy cần "chân ái" mới phát huy hết sở trường của mình.
Bích Thủy cần một người biết cách "mở khóa"
Bích Thủy đến với bóng chuyền năm 13 tuổi, với chiều cao được xếp vào nhóm trung bình 1m7. Nhưng chỉ 1 năm sau đó, chiều cao của cô gái Hà Tây đã tăng lên nhanh chóng cùng với những bước tiến rõ rệt về chuyên môn.
Với chiều cao 1m84, phụ công của Hóa Chất Đức Giang có sở trường là những cú đánh một chân sau đầu rất nhanh. Không phải đến bây giờ Bích Thủy mới phát lộ tài năng. Cô từng gây ấn tượng cực mạnh hồi 2019 khi được trao cơ hội sang Thái Lan thi đấu cho CLB Air Force tại giải VĐQG nước này.
Vượt ngoài sự mong đợi, phụ công sinh năm 2000 ghi được tổng cộng 147 điểm, lọt vào top 6 VĐV ghi điểm nhiều nhất giải VĐQG Thái Lan mùa ấy. Bích Thủy còn là phụ công chắn bóng tốt thứ hai giải đấu cùng với Pleumjit Thinkaow, lọt vào top 8 VĐV ưu tú giải VĐQG bóng chuyền Thái Lan. Đặc biệt, cô đoạt danh hiệu "Phụ công xuất sắc nhất Thai League" mùa giải này.
Với khả năng công thủ toàn diện, đập bóng có lực rất mạnh và chắn bóng cũng tốt, Bích Thủy được coi là phụ công triển vọng của bóng chuyền nữ Việt Nam hiện tại, gợi nhớ tới đàn chị lừng danh Ngọc Hoa, người cũng từng làm mưa làm gió khi sang thi đấu ở giải VĐQG Thái Lan.
Thậm chí Bích Thủy còn được ví von như "Ngọc Hoa mới" của bóng chuyền nữ Việt Nam. Năm nay 23 tuổi, phụ công quê Hà Tây đang đứng trước tương lai rộng mở với rất nhiều điều tốt đẹp.
Được kì vọng nhiều nhưng dưới thời HLV Tuấn Kiệt, Bích Thủy không có nhiều cơ hội để phát huy sở trường. Cô phải đánh dự bị và mỗi khi vào sân thường không được tiếp bóng để tấn công do bóng chủ yếu được tập trung cho Thanh Thúy và Kiều Trinh. Ngoài ra, Bích Thủy cũng bị phê phán nhiều bởi cô nhiều khi bỏ chắn và chơi thiếu nỗ lực.
Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi đáng kể ở lượt về SEA V.League khi HLV Trọng Linh dẫn dắt tuyển Việt Nam. Bích Thủy được đánh chính và cùng với đó vị trí chuyền 2 đánh chính được trao cho Kim Thoa.
Với khả năng phân phối bóng linh hoạt của Kim Thoa, Bích Thủy có nhiều bóng tấn công và lập tức ngôi sao của Hóa Chất Đức Giang tái hiện phong độ từng giúp cô giành giải phụ công hay nhất Thai League hồi 2019.
Ở trận ra quân của tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam ở SEA V.League lượt về gặp Indonesia, Bích Thủy ghi 10 điểm. Đến trận thứ 2 gặp Philippines, Bích Thủy ghi 17 điểm và ở trận cuối cùng gặp chủ nhà Thái Lan, Bích Thủy ghi 6 điểm.
Phong độ hồi sinh của Bích Thủy gắn liền với sự xuất hiện của Kim Thoa trong vai trò chuyền 2 đánh chính ở tuyển Việt Nam. Khả năng phân phối bóng đa dạng của ngôi sao thuộc biên chế VTV Bình Điền Long An giúp nhiều đồng đội được hưởng lợi trong đó có những phụ công như Bích Thủy.
Thế nên, nhiều người đã nói vui là Bích Thủy đã hồi sinh phong độ nhờ tìm thấy "chân ái" của mình là Kim Thoa. Ngôi sao thế hệ 2k của tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam vẫn giữ nguyên phong cách trầm lặng, ít nói, ít cười, thậm chí được coi là người hướng nội nhiều nhất đội bóng. Nhưng Bích Thủy đã "nói" trong các trận đấu ở lượt về SEA V.League khi được Kim Thoa làm bóng.
Những màn trình diễn của phụ công số 9 cho thấy vấn đề thực sự nằm ở đâu. Nếu được làm bóng tốt, Bích Thủy vẫn có thể tỏa sáng và ngược lại. Thế nên, cần xây dựng lối chơi của tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam như thế nào để tối ưu hóa được phẩm chất của nhiều VĐV nhất có thể là điều HLV Tuấn Kiệt cần phải suy nghĩ nếu muốn tạo nên một đội bóng có khả năng cạnh tranh thực sự.
Tags