- Song Joong Ki hóa ra cũng đam mê bộ môn được cả Jennie (BLACKPINK), Son Ye Jin chọn tập để có dáng chuẩn
- ‘Siêu lừa’ bỏ túi gần 7 tỷ đồng không cần vốn: Hẹn hò với 18 người đàn ông cùng một lúc, làm một điều tất cả đều ngoan ngoãn nộp tiền
- Ngôi nhà 40m2 không chịu di dời khiến cầu cao tốc phải 'tách đôi' ở Trung Quốc: Được đền bù thỏa đáng nhưng không chấp nhận, kết cục phải sống giữa khói bụi và tiếng ồn
- Cuối năm bạn vay tiền dễ hao tài tốn của, sứt mẻ tình cảm: Nói 3 câu này xử lý 'vẹn cả đôi đường'
Theo các chuyên gia, đây là khung giờ vàng để phát triển trí tuệ và chiều cao ở trẻ. Do đó, cha mẹ nên tránh đánh thức trẻ nhỏ dậy ở khung giờ này kẻo ảnh hưởng đến sự phát triển của con.
1/3 cuộc đời chúng ta dành thời gian cho việc ngủ. Quá trình ngủ không chỉ để nghỉ ngơi mà còn thúc đẩy sự phát triển thể chất và những giai đoạn quan trọng của quá trình tăng trưởng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã từng thực hiện một cuộc khảo sát liên quan và kết quả cho thấy khi trẻ đang chìm trong giấc ngủ sâu, không chỉ tốc độ phát triển của não bộ cao gấp đôi so với trạng thái thức, mà hormone tăng trưởng trong cơ thể cũng nhiều hơn gấp ba lần tỷ lệ thông thường.
Hiện nay, nhiều bậc cha mẹ không mấy quan tâm đến giấc ngủ của con mình, luôn nghĩ rằng con mình chỉ cần ngủ đủ 7- 8 tiếng một ngày là đủ mà không để ý đến thời gian ngủ của con. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng có những khung giờ vàng rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Nếu ngủ vào những thời điểm này không chỉ giúp tăng tốc độ phát triển trí não mà còn giúp trẻ cao lớn vượt bậc.
Do đó, nếu cha mẹ muốn con cái thông minh và cao lớn hơn, đừng đánh thức trẻ dậy vào khung giờ này. Vì rất có thể, bạn đang gián tiếp cản trở việc phát triển IQ cũng nhưng chiều cao của con mình.
Khung giờ nào tốt cho IQ và chiều cao của trẻ?
Theo các chuyên gia, 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng là giai đoạn trong ngày mà hormone sinh trưởng tiết ra nhiều. Đây cũng là thời gian trẻ ngủ tốt nhất, cha mẹ không nên đánh thức trẻ quá sớm vì sẽ bỏ lỡ mất giai đoạn vàng phát triển của trẻ. Các chuyên gia cũng cho rằng nếu để trẻ dậy quá sớm không có lợi cho quá trình trao đổi chất của cơ thể, không đạt được hiệu quả phát triển chiều cao và chất xám.
Để trẻ có thể tận dụng được tốt nhất khoảng thời gian vàng này thì bố mẹ nên cho trẻ lên giường từ 8h30 tối, muộn nhất cũng không được quá 9h30 tối và để trẻ thức dậy sau 7h sáng hôm sau.
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều cao
1. Yếu tố di truyền
Di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chiều cao, ảnh hưởng khoảng hơn 20% sự tăng trưởng chiều cao tự nhiên. Yếu tố này quy định khả năng sản sinh nội tiết tố tăng trưởng và quá trình khoáng hóa của sụn tăng trưởng. Do đó, chiều cao của bố mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao cơ bản của con cái. Nếu bố mẹ có chiều cao khiêm tốn thì con cái thường cũng ít khả năng có chiều cao nổi bật.
2. Yếu tố dinh dưỡng
Việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ. Dinh dưỡng tác động lớn nhất đến phát triển chiều cao tự nhiên, khoảng 32%. Một khi không nhận đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, cơ thể dễ bị còi cọc, chậm lớn, chiều cao cũng sẽ bị hạn chế.
3 cách để trẻ cao lớn hơn
1. Ngủ đủ giấc
Đối với trẻ, ngoài việc cho trẻ ngủ đủ giấc 7-8 tiếng mỗi ngày, bố mẹ cũng cần quan tâm đến khung giờ vàng khi ngủ để giúp trẻ tăng tốc độ phát triển trí não và cao lớn vượt bậc.
Ngoài khung giờ 5-7 giờ sáng, khung giờ 9h tối - 1h sáng cũng được xem là khung giờ quan trọng với sự phát triển trí tuệ và chiều cao ở trẻ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng giai đoạn từ 21 giờ đến 24 giờ đêm là thời điểm trẻ bước vào giấc ngủ sâu. Trẻ ngủ ngon giấc trong giai đoạn này có thể thúc đẩy sự phát triển của cơ thể về mọi mặt. Hormone tăng trưởng do trẻ tiết ra khi ngủ sâu chiếm khoảng 70%.
Nếu trẻ ngủ không ngon giấc, thậm chí thức khuya thì lượng hormone tăng trưởng tiết ra trong cơ thể không đủ sẽ ảnh hưởng đến não bộ và chiều cao của trẻ.
2. Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng iốt, kẽm
Hai nguyên tố i-ốt và kẽm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Nếu cơ thể thiếu hụt 2 vi chất dinh dưỡng này, trẻ sẽ khó tăng trưởng chiều cao và. Bổ sung cân bằng hơn các chất dinh dưỡng, chú ý đến sự kết hợp của chế độ ăn uống, mang đến môi trường thể chất tốt hơn để trẻ phát triển và cao lớn hơn.
3. Tăng cường thể dục, thể thao
Các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ, nhảy cao có thể tác động tích cực tới chiều cao của trẻ. Nếu trẻ không thích các môn thể thao trên, bạn có thể cho con làm quen với các bài tập kéo căng như yoga, thiền cũng giúp trẻ duy trì thể chất, giúp kéo giãn cột sống, nâng cao thể chất và đạt được đà tăng trưởng.
Trên thực tế, việc duy trì hoạt động thể chất có nhiều lợi ích không chỉ giúp cải thiện chiều cao cho trẻ mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe. Do đó, phụ huynh nên dạy trẻ rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ.
Nghiên cứu của ĐH Harvard: Không phải mẹ hay bà, bố mới là người nuôi con thông minh nhấtTags