Người có 5 điểm này dù giỏi vẫn 'thất nghiệp' như thường: Không chịu thay đổi thì sớm muộn cũng sẽ bị xã hội 'đào thải'

Thứ Năm, 09/02/2023 15:48 GMT+7

Google News

Trong thời buổi làn sóng sa thải đang diễn ra ồ ạt, đây là 5 kiểu người được dự đoán có nguy cơ thất nghiệp cao. Nếu không chịu thay đổi sớm, không chỉ doanh nghiệp và đến cả xã hội cũng sẽ đào thải bạn.

Trong khoảng thời gian gần cuối năm 2022 - đầu năm 2023, một làn sóng cắt giảm nhân sự của các doanh nghiệp trong nước cũng như quốc tế đang diễn ra khá mạnh. Việc hàng ngàn công nhân "bỗng dưng" thất nghiệp khiến nhiều người vô cùng lo lắng. Để đối phó với tình trạng này, điều bạn có thể làm là tự trau dồi và nâng tầm bản thân. Chỉ khi bạn đủ giỏi và "có ích" cho doanh nghiệp thì làn sóng thất nghiệp cũng không thể ảnh hưởng đến bạn.

Nếu hiện tại, bản thân bạn đang có 5 điểm dưới đây thì phải nhanh chóng thay đổi, nếu không sớm muộn bạn cũng hòa cùng dòng người đang bị sa thải ngoài kia.

1. Lười biếng

Người có 5 điểm này dù giỏi vẫn 'thất nghiệp' như thường: Không chịu thay đổi thì sớm muộn cũng sẽ bị xã hội 'đào thải' - Ảnh 1.


Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần học trường đại học top đầu là có thể dễ dàng xin việc nên chủ quan lơ là, suốt ngày chơi bời, không tập trung rèn luyện và trau dồi kiến thức cho bản thân. Một số khác thì kinh nghiệm việc làm chưa có nhưng lười học hỏi, không chịu được khó, không chịu được khổ, chỉ thích công việc nhàn hạ, làm một mà than mười.

Những kiểu người này đi làm dù có thông minh cũng ít khi được trọng dụng, thậm chí còn bị nhiều doanh nghiệp “xa lánh”. Việc lương cao không nuôi kẻ nhàn hạ, nếu không sớm thay đổi bản thân thì không những không tìm được công việc tốt mà nguy cơ thất nghiệp cũng rất là rất cao.

2. Thiếu kỹ năng thực tế

Trường đời thực sự khác xa với trường học, không phải bạn cứ “cày” trên sách vở và đạt kết quả xuất sắc là bạn có thể đảm nhiệm mọi vị trí công việc.

Người có 5 điểm này dù giỏi vẫn "thất nghiệp" như thường: Không chịu thay đổi thì sớm muộn cũng sẽ bị xã hội "đào thải" - Ảnh 1.

Bước chân vào môi trường thực tế, công việc sẽ đòi hỏi sự kết hợp giữa nền tảng kiến thức, tính ứng dụng, khả năng tư duy, khả năng giao tiếp, khả năng giải quyết vấn đề. Vì vậy, những sinh viên tốt nghiệp dù đạt bằng giỏi mà khả năng thực hành kém cũng sẽ bị các doanh nghiệp từ chối, thậm chí là thất nghiệp sau khi ra trường. Ngay cả khi bạn tốt nghiệp ở một trường danh tiếng, nếu năng lực của bạn không đáp ứng đủ yêu cầu của công việc, không sớm thì muộn bạn cũng sẽ bị sa thải mà thôi.

3. Không có chí tiến thủ

Nhiều người rõ ràng là có năng lực nhưng đi phỏng vấn vẫn bị “ đánh trượt” bởi vì tầm nhìn ngắn, đi làm không có mục tiêu, đến đâu hay đến đó, chấp nhận sống dễ dãi với bản thân, nhanh thỏa mãn với những gì mình có được.

Chẳng có một doanh nghiệp nào muốn bỏ tiền ra để thuê một nhân viên “ì ạch” chậm tiến với đồng nghiệp và xã hội. Những người này dù có được nhận thì cũng sẽ sớm bị đào thải hoặc tự nghỉ việc vì những đồng nghiệp vào cùng thời điểm hay vào sau đã công thành danh toại hết rồi mà họ vẫn giậm chân tại chỗ. 

4. Đánh giá quá cao khả năng của bản thân

Tình trạng này thường phổ biến ở sinh viên các trường đại học thuộc top đầu. Họ là những người nghĩ rằng mình học ở những ngôi trường danh giá thì cũng sẽ phải nhận những công việc “xứng tầm”, sau khi tốt nghiệp sẽ được các công ty, đơn vị lớn ưu tiên giao cho những vị trí cao mà coi thường những việc “cỏn con”. 

Người có 5 điểm này dù giỏi vẫn "thất nghiệp" như thường: Không chịu thay đổi thì sớm muộn cũng sẽ bị xã hội "đào thải" - Ảnh 2.

Tuy nhiên, việc được nhận vào những công ty lớn hay nhỏ, đảm nhiệm công việc quan trọng hay  “tầm thường” còn phụ thuộc vào năng lực thực sự của bản thân chứ không phải các “mác” ngôi trường mà bạn theo học. Doanh nghiệp không trả tiền cho bằng cấp của bạn, họ chỉ trả tiền cho khả năng và những đóng góp trong công việc của bạn. Những người hay “ảo tưởng sức mạnh” kiểu này  thường là người không thể đánh giá chính xác năng lực của bản thân, vì vậy rất khó được trọng dụng và dễ rơi vào tình trạng thất nghiệp sau khi ra trường.

5. Hay ỷ lại, thích dựa dẫm

Nhiều người trẻ hiện nay có suy nghĩ thụ động và hay có tính ỷ lại. Đây cũng là kiểu người có tư duy chậm tiến, không chịu được khó, ngại chịu khổ, gặp vấn đề gì cũng phải dựa dẫm hoặc có người khác “ra tay giúp đỡ” mới có thể vượt qua.

Khi thực hiện công việc, những người này thường lúng túng và thiếu kỹ năng cần thiết, làm việc cũng sẽ thiếu hiệu quả . Nếu lúc không biết mà thay đổi thì khi đi làm sẽ rất khó có thể thích ứng và làm tốt công việc, dần dần cũng sẽ bị các công ty đào thải mà thôi.

Nhà đầu tư đại tài 98 tuổi tiết lộ : Muốn giàu phải 'che giấu' 1 thứ và 'hạ thấp' 1 điều, càng khoe ra càng dễ thất bại

Ánh Lê

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›