- Lương 20 triệu, kiếm 6 tỷ rồi bỏ phố về quê trồng hoa, làm việc tự do để không còn gò bó chốn công sở
- Cặp vợ chồng chi 6,7 tỷ đồng để 'bỏ phố về quê', thuê nhà cũ 200m2 cải tạo: Không gian sống bình yên ‘không hoàn hảo’ nhưng đẹp như mơ
- 35 tuổi cặp vợ chồng bỏ phố về quê xây homestay, bất ngờ “ẵm” giải quốc tế về kiến trúc hiếm có của châu Á
Nhiều bạn trẻ rời bỏ thành phố, công việc bàn giấy, đến nơi hoang sơ này tự làm xưởng thủ công, sống một cuộc sống tự cung tự cấp, không giàu có nhưng họ đều rất vui vẻ.
Jiang Cuo, một người đàn ông tự nhận mình là "người vô gia cư", anh đã du lịch đến hơn 140 quốc gia. Jiang Cuo thường xuyên tổ chức các lễ hội âm nhạc, thành lập nhiều cộng đồng và kết bạn trên khắp thế giới.
Năm 2016, anh đến khu bảo tồn thiên nhiên Libo Maolan ở Quý Châu, Trung Quốc. Ấn tượng trước thung lũng hoang sơ và khép kín này, anh đã thuê một khu đất ở cạnh, thành lập một “hòn đảo riêng”, cộng đồng mang tên Đồng Dao ở đây.
Vài năm trôi qua, rất nhiều người đã bị thu hút bởi Đồng Dao, hầu hết trong số họ là những người trẻ tuổi, họ từ bỏ cuộc sống thành phố và đến đây sống một cuộc sống giản dị tự cung tự cấp.
Một "thiên đường riêng" để theo đuổi lối sống đơn sơ, dung dị mà mình muốn
Năm 2016, lần đầu tiên Jiang Cuo đến Libo Maolan, gần đây có một ngôi làng giống như một thung lũng khép kín, đường xá chưa hoàn thiện và hầu như không có cơ sở vật chất hiện đại. Khi đó, Jiang Cuo nhìn thấy một làn khói bốc lên từ một số ngôi nhà cũ, và cảnh tượng này ngay lập tức khiến anh bị thu hút. "Đây thực sự là hình ảnh gần gũi nhưng lại đang lụi tàn trong ký ức của chúng ta”, anh nói.
Đó là một ngôi làng gần như bị bỏ hoang, và hầu hết dân làng đã chuyển đi, để lại một số ngôi nhà bằng gỗ. Jiang Cuo đã quyết định thuê lại nơi này và đặt tên "hòn đảo" cũng như cộng đồng người sẽ sống ở đây là Đồng Dao.
Jiang Cuo tự gọi mình là "người đàn ông vô gia cư quốc tế", đã đi đến hơn 140 quốc gia và có bạn bè trên khắp thế giới. Mục đích ban đầu anh với Đồng Dao là "có một không gian cho một số người theo đuổi lối sống mà họ muốn".
Jiang Cuo không đặt nặng việc sẽ có bao nhiêu người đến đây. "Tôi không bao giờ chọn người có thể đến và người không thể đến... Đồng Dao là một nơi như vậy, những người có tâm trạng tốt gặp nhau, nếu muốn họ sẽ ở lại, không muốn họ sẽ rời rời đi."
Khung cảnh mà mọi người thường xuyên được trông thấy ở Đồng Dao là: Những người trẻ tuổi với mái tóc sặc sỡ, mặc quần áo tự may, đôi khi cùng nhau chơi đàn và hát, trò chuyện về các chủ đề xã hội hoặc triết học khác nhau, đôi khi họ làm công việc của mình trong bếp hoặc giặt giũ .
Họ giữ lại ngôi nhà cổ nguyên bản, bắt chước nếp sinh hoạt của người dân tộc thiểu số địa phương, cùng nhau xây dựng hai ngôi nhà sàn. Mục đích là "không đặt móng, không cần bê tông cốt thép và cố gắng giữ nguyên hình dáng ban đầu của nơi này càng nhiều càng tốt."
Một phần của ngôi nhà sàn là một phòng khách, được sử dụng như một homestay để giải trí cho khách du lịch. Những "người dân đảo" sống với nhau ở đây với tư cách là tình nguyện viên. Kể từ năm ngoái, "cư dân trên đảo" đã liên tiếp xây dựng và vận hành các xưởng vẽ của riêng mình, làm đồ gốm, batik, dệt vải... Jiang Cuo cho biết những người trẻ tuổi này muốn làm một số đồ thủ công độc đáo nhất.
Cuộc sống trong mơ của bạn trẻ ở Đồng Dao
Ah Fei 23 tuổi và bạn của mình cùng thành lập xưởng batik của riêng mình ở Đồng Dao. Xưởng được cải tạo từ một ngôi nhà cũ, từ kết cấu đến nội thất đều được họ tự làm lại. "Tôi không có bất kỳ kinh nghiệm nào, và tôi hoàn toàn tự lập. Chỉ là một ông chú bán đậu phụ tình cờ đi ngang qua và chúng tôi một vài lời khuyên về việc cải tạo lại…”, Ah Fei nói.
Ah Fei tự hào giới thiệu: “Có một thời gian, chúng tôi đi trên một chiếc xe máy nhỏ để nhặt rác mỗi ngày. Tôi nhặt tất cả những chiếc ghế đẩu cũ nát mà dân làng bỏ đi, và bất kỳ cành cây và gỗ đẹp nào. Tôi chọn cái bàn này, chỉ là loại gỗ đẹp tôi nhặt về, quét một lớp dầu bóng rồi làm thêm chân bàn, rất đơn giản.”
Một tháng sau, xưởng nhỏ được hoàn thành và nhanh chóng được đưa vào hoạt động, những gì họ làm là vải batik cổ thuần túy, họ phải vẽ sáp và nhuộm vải mỗi ngày. Còn lại phần lớn thời gian là nấu nướng, giặt giũ, bình yên chờ đợi, họ thấy “nhịp điệu của Đồng Dao rất chậm".
Nghề thủ công này thậm chí còn được "chọn mặt gửi vàng". Sau khi quyết định học batik, họ đến Danzhai ở đông nam Quý Châu với những tấm vải trên lưng để dạy những cư dân dân tộc thiểu số địa phương làm vải batik. Sau một thời gian, những sáng tạo của họ nhanh chóng được công nhận và nghề thủ công đã được đưa trở lại gần gũi hơn với mọi người.
Ah Fei đến từ Hồ Bắc, năm đầu tiên xảy ra dịch bệnh cô luôn thấy xung quanh u uất, cô rất muốn thay đổi môi trường sống. Cô tìm thấy thông tin tình nguyện của Đồng Dao trên mạng và gửi tin nhắn, nhưng người đó thậm chí còn không hỏi tên cô ấy, chỉ nói, “vậy thì bạn đến”. Ah Fei sau đó đã từ bỏ công việc làm truyền thông và không chút do dự đến nơi này.
Cô nhớ rằng sau khi đến Đồng Dao và ngủ thiếp đi, thính giác của cô đột nhiên trở nên nhạy cảm một cách đáng kinh ngạc. "Đó là một buổi sáng mưa và sương mù. Tôi đang ngồi trên giường thì bỗng giật mình bởi tiếng bước chân của những người ở tầng trên. Trước đây khi sống ở thành phố, tôi chưa bao giờ nghĩ tiếng bước chân lại có thể rõ ràng như vậy”, Ah Fei nói. Cũng trở nên nhạy cảm là nhận thức về môi trường bên ngoài. Ở lại Đồng Dao đến nay đã hơn ba năm, cô có cách cảm nhận thời gian khác hẳn.
"Ví dụ, tôi nhìn thấy một con cuốn chiếu trên đường và tôi biết xuất hiện của nó cho tôi biết rằng mùa xuân đang đến, không phải ngày trên lịch. Sau con cuốn chiếu là những con sâu bướm nhỏ, và sau đó là tiếng kêu những con ếch từ từ xuất hiện. Rồi những con sâu bướm nhỏ bắt đầu biến thành những con bướm có hoa văn. Đây là những trải nghiệm hiếm có trong cuộc sống thành phố, và bây giờ tôi mới biết nó quý giá như thế nào”, Ah Fei nói.
Một người khác ở Đồng Dao là Baliang - bạn tốt của Afei, đồng thời là một trong những người dân đảo "chịu chơi" nhất. Anh thường đưa mọi người khám phá những hang động hoang sơ, nơi có những tảng đá gồ ghề đến mức không thể nhìn thấy ngón tay, chỉ có thể mơ hồ cảm nhận được đàn dơi bay ngang qua. Mà lối ra nơi, được bao phủ bởi một mảng lớn dương xỉ xanh biếc, phảng phất chỉ có thể nhìn thấy ở hành tinh khác.
Baliang là một trong những người đầu tiên đến đây. Anh đã rời đi trong hai năm và bây giờ đã trở lại. Anh ấy luôn muốn đến một thế giới rộng lớn hơn, từ năm 16 tuổi, anh ấy đã đi du lịch mạo hiểm và đi khắp Trung Quốc. Năm 2017, anh đến Đồng Dao và không bao giờ muốn rời đi nữa.
Anh gặp rất nhiều người ở đây, trong một thời gian, anh cùng với mọi người ở đây đã tâm sự từ khuya đến sáng sớm, nói về những gì họ đã thấy và nghe từ khắp nơi trên thế giới, và những suy nghĩ của họ về cuộc sống. Khi Baliang nói về khoảng thời gian đó, giọng điệu của anh ấy vẫn rất phấn khích.
Thỉnh thoảng, anh thường cắm trại trên núi, ở lại một hoặc hai tuần. “Mang theo một ít thức ăn, đốt lửa trại, nằm trên mặt đất nhìn trăng lên, khói lửa cùng mây mù dần dần hòa vào nhau… Cảm giác quá cao siêu, tự nhiên cả người sẽ trở nên trong sạch”. Vì vậy, anh rất hài lòng với cuộc sống ở đây.
Lizi là thành viên mới gia nhập năm ngoái. Cô ấy đang học văn bằng kép về thiết kế sản phẩm và thiết kế thời trang, không lâu sau khi tốt nghiệp đại học, cô ấy đến thăm người bạn tốt của mình là Afei nên quyết định ở lại và bắt đầu thực hiện một số sáng tạo đan lát. Tất cả quần áo của cô ấy đều do cô ấy tự may.
Hầu hết các bạn học của Lizi đều đang trong giai đoạn lo lắng nhất, bận rộn tìm việc và thực tập. Lizi đã từng như vậy, nhưng sau khi đến Đồng Dao, cô ấy cảm thấy ở đây rất tốt và chẳng còn lo lắng gì. Cô ấy hơi sợ giao tiếp xã hội và không giỏi trong việc đối xử với mọi người. Cô ấy tận hưởng sự chữa lành mà thiên nhiên ở Đồng Dao mang lại, cô ấy cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Nhiều khi buổi sáng đi chợ mua rau, không bắt được xe buýt, phải cuốc bộ mấy cây số, cô cũng thích thú.
Lizi thỉnh thoảng lo lắng không biết những gì mình làm có nuôi sống được bản thân không? Nhưng sinh hoạt phí ở Đông Đảo rất thấp, ngoại trừ ăn uống cần thiết, hầu như không có chi tiêu gì. Cô ấy sẵn sàng dành thêm một chút thời gian để thử.
Cuộc sống tự cung, tự cấp không hề đơn giản nhưng rất hạnh phúc!
Libo là một địa hình núi đá vôi với những khu rừng độc đáo, hang động và thác nước hoang dã. Ở Đồng Dao là những cuộc hội ngộ thường rất tùy hứng, một nhóm người không chút do dự trên đường đi rẽ vào đây và lựa chọn ở lại nơi này.
Họ cũng thú nhận rằng cuộc sống ở Đồng Dao không hoàn toàn đơn giản. Những sản phẩm hiện đại, tiện lợi như chuyển phát nhanh sẽ không đến được nơi, rau phải tự trồng, thức ăn cũng có từ việc tự chăn nuôi, tự đào giếng để lấy nước, cuộc sống của những người trẻ tuổi từ thành phố và cư dân địa phương thỉnh thoảngng cũng có xích mích...
"Nhưng sự tiện lợi đối với tôi không quan trọng. Một nơi yên tĩnh, một ngôi nhà nhỏ của riêng tôi và những thứ liên tục được xây dựng mới là điều rất quan trọng đối với tôi”, một bạn trẻ ở Đồng Dao chia sẻ.
Jiang Cuo nói rằng anh ấy hy vọng rằng nơi này vẫn có thể mang lại cho mọi người một cuộc sống vui vẻ, tử tế. Ở đây họ có thể không giàu có hơn nhưng họ sẽ sống một cuộc sống đơn giản, thoải mái theo những gì bản thân mong muốn. Theo Jiang Cuo, một cuộc sống không cần tiêu quá nhiều tiền, tự cung tự cấp, an nhiên tự tại là cuộc sống rất hạnh phúc.
"Thật ra, nhiều người ở Đồng Dao không thiếu việc làm hay sự trợ giúp. Ví dụ như Ah Fei từng là nhân viên truyền thông tốt nghiệp chuyên ngành văn học, bố mẹ làm công chức, điều kiện gia đình rất tốt ; Một người bạn khác từng là tiếp viên hàng không có công việc khiến nhiều người ghen tị nhưng vẫn chọn ở lại đây… Đồng Dao thu hút những người như vậy, họ không bị hấp dẫn bởi những giá trị của thế giới bên ngoài mà chỉ muốn sống một cuộc sống đúng với nội tâm".
Những người trẻ tuổi này dường như cũng sẽ không ở lại đây mãi mãi. “Đây là nơi mà chúng ta có thể dừng lại và suy nghĩ, học hỏi điều gì đó và thành thạo một số kỹ năng, nhưng chúng ta vẫn cần nhìn thấy một thế giới rộng lớn hơn và thu thập thêm kiến thức.” Ba Liang nói.
Jiang Cuo không quan tâm đến việc mọi người tụ tập và rời khỏi đây, anh ấy đã sống ở đây vài năm và anh ấy cũng có kế hoạch khám phá những nơi xa hơn trên đường một lần nữa. "Tôi chỉ là bạn của họ và là người ngoài cuộc. Họ ở lại đây đương nhiên là tốt. Nếu họ tìm được một nơi tốt hơn, tôi sẽ rất vui... Tôi nghĩ sau khi sống ở Đồng Dao, một cuộc sống tự do, tự cung tự cấp sẽ rèn luyện cho họ một thái độ sống để sinh tồn ở bất cứ đâu”.
Tags