Tỷ phú Lý Vĩnh Tân (Ảnh: Sohu)
- Vợ chồng tỷ phú Jeff Bezos từng đưa ra quan điểm nuôi dạy con gây tranh cãi: 'Thà con chỉ có 9 ngón tay còn hơn để chúng trở thành những đứa trẻ không có tài cán gì'
- Ai sở hữu dinh thự xa hoa nhất Mumbai? Bất ngờ vì tỷ phú giàu nhất Ấn Độ không có trong danh sách
- Chân dung ái nữ út nhà tỷ phú Bill Gates: Thành tích học tập đáng nể, nhan sắc khiến CĐM 'phát sốt'
Nhờ những đồng tiền chắt bóp dưỡng già của mẹ, chàng trai trẻ đã dựng nên một sản nghiệp hàng đầu Trung Quốc.
Không nản chí khởi nghiệp dù phải ăn cháo miễn phí, trải thảm nằm sàn
Lý Vĩnh Tân sinh năm 1976 tại thành phố Thông Hóa, tỉnh Cát Lâm. Anh là con út và là con trai duy nhất trong gia đình 4 người con. Bố mẹ của Vĩnh Tân đều là công nhân viên chức bình thường, lương tháng 3 cọc 3 đồng, bởi vậy mà cuộc sống gia đình dưới mức cơ bản.
Bố mẹ Lý Vĩnh Tân là những người thức thời, họ hiểu tầm quan trọng của giáo dục, chỉ có học mới thoát khỏi cuộc sống khốn khó và hướng tới tương lai tốt đẹp hơn. Vì vậy, dù có túng thiếu, họ vẫn cho các con đi học bằng mọi giá. Hiểu thấu lo lắng của cha mẹ, cậu bé Vĩnh Tân học hành rất chăm chỉ. Ngay từ nhỏ cậu đã ước ao được vào Đại học Bắc Kinh – đại học nổi tiếng nhất Trung Quốc thời điểm đó, còn cha mẹ cậu lại muốn con theo học trường quân sự vì học không mất phí. Tuy nhiên, hiểu nguyện vọng của con, họ vẫn đồng ý để con theo đuổi ước mơ.
Nhờ công chăm chỉ và nỗ lực, Vĩnh Tân đỗ vào đại học ao ước với điểm số rất cao. Tiêu chuẩn ăn uống của các bạn cùng lớp trung bình 250 tệ/tháng, nhưng Vĩnh Tân chỉ có 100 tệ. Nhưng sự chăm chỉ, học hành giỏi giang của Vĩnh Tân, nhà trường đã cảm động, họ sẵn sàng trợ cấp tiền học và kí túc xá cho cậu yên tâm học hành. Thời ấy, Vĩnh Tân trở thành giai thoại vì sáng nào các sinh viên trong trường cũng gặp cậu ăn cháo miễn phí ở căng tin trường, đều đặn 4 năm. Với Vĩnh Tân, tiết kiệm chưa bao giờ là điều đáng xấu hổ.
Vào năm cuối đại học, anh đã xin đi thực tập tại một số công ty để tìm hiểu việc kinh doanh, nung nấu giấc mơ khởi nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1999, một cơ hội khởi nghiệp mở ra với Lý Vĩnh Tân, vào năm đó đã xảy ra trong lịch sử ngành giáo dục: Số lượng tuyển sinh được mở rộng thêm 337.000 người, nâng tổng số tuyển sinh năm đó lên 1,53 triệu người. Điều này đồng nghĩa trong tương lai sẽ cần nhiều việc làm hơn. Nhìn thấy được tiềm năng từ thị trường đó, Vĩnh Tân đã cùng các bạn học mở công ty dịch vụ việc làm cho sinh viên đại học. Nhưng sau đó vì không có kinh nghiệm, không có công nghệ và kinh phí nên công ty đã gặp rất nhiều khó khăn. Cùng với những mâu thuẫn trong việc định hướng phát triển, tiếng nói của Lý tại công ty mất dần giá trị nên anh rút hết vốn.
Không nản chí, Lý thành lập công ty Ivory Tower, sử dụng những sinh viên thủ khoa đầu vào Đại học Bắc Kinh đi diễn thuyết nhiều nơi nhằm truyền cảm hứng học tập. Thời điểm đó, anh thuê một phòng rộng 6 m2 gần trường cũ lập văn phòng. Ban ngày làm ông chủ, buổi tối lại trải thảm xuống đất ngủ.
Một lần, giáo viên cũ đề nghị Lý dạy kèm một số sinh viên thi công chức nhà nước. Ở Trung Quốc, công chức trở thành lối thoát cũng như cánh cửa đổi đời cho nhiều người nhưng sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Từng học và thi công chức, Lý nhận thấy không có cơ sở hay trung tâm nào dạy loại hình này, bởi vậy anh bắt đầu nghĩ đến cơ hội khởi nghiệp mới cho mình.
Thế nhưng, ý tưởng có sẵn, cách thức hoạt động đã định hình trong đầu, nhưng không kêu gọi được đầu tư, khiến cái thiếu duy nhất của Vĩnh Tân là "tiền" càng trở nên khó khăn. Cuối cùng, Vĩnh Tân về quê, vay mẹ 30.000 tệ (107 triệu đồng) là chính khoản tiền tiết kiệm dưỡng già mà mẹ anh cả đời chắt bóp. "Mẹ, con sẽ biến số tiền này thành tiền tỷ", Vĩnh Tân hứa với mẹ. Và đúng như những gì cam kết, anh đã thành lập công ty giáo dục Offcn Education tại Bắc Kinh.
Trở thành tỷ phú, không quên ân nghĩa năm xưa
Một mình đầu tư một lĩnh vực, danh tiếng của anh chẳng mấy chốc vang xa, thậm chí không chỉ đào tạo trực tiếp, Lý còn tổ chức các lớp đào tạo từ xa.
Năm 2009, Lý Vĩnh Tân mở rộng quy mô công ty, mở hơn 300 chi nhánh trên khắp cả nước, trở thành cơ sở giáo dục nghề nghiệp hàng đầu tại Trung Quốc. Trong kinh doanh lĩnh vực giáo dục, Vĩnh Tân linh hoạt áp dụng hai phương thức hoạt động:
Phương thức đầu tiên là vào năm 2005: Cùng các đại lý "hợp tác kinh doanh đôi bên cùng có lợi". Các đại lý từ khắp nơi chịu trách nhiệm tuyển sinh, Lý Vĩnh Tân sẽ cung cấp giáo viên và tài liệu giảng dạy, lợi nhuận được phân chia. Sau 4 năm, khi nguồn học viên nhiều hơn, các đại lý sẽ cạnh tranh với nhau. Điều này buộc Lý Vĩnh Tân phải đổi sang mô hình mới. Lần này anh áp dụng phương thức quản lý trực tiếp: Tự thuê địa điểm, tự tìm học viên, lợi nhuận không còn được chia cho bên nào nữa.
Tháng 9 năm 2019, giá thị trường của công ty Offcn Education đã vượt qua 100 tỷ tệ và trở thành công ty giáo dục tư nhân lớn thứ ba Trung Quốc. Cũng ở thời điểm này, Lý Vĩnh Tân và mẹ anh trở thành người giàu nhất trong lĩnh vực giáo dục tư nhân với tài sản ròng lên tới 60 tỷ tệ.
Năm 2020, Lý Vĩnh Tân trở thành người giàu nhất ngành giáo dục Trung Quốc với 94,5 tỷ tệ. Gia đình Vĩnh Tân cũng đứng thứ 23 trong "Danh sách 400 người giàu nhất Trung Quốc năm 2020 của Forbes" với 126,11 tỷ tệ.
Tuy nhiên, bề ngoài Lý Vĩnh Tân trông không giống người giàu bởi mỗi năm chỉ mặc vài chiếc áo sơ mi mỗi khi đi làm, không siêu xe cũng chẳng hàng hiệu. "Những người thực sự giàu có trong tâm hồn họ không bao giờ khoe khoang tất cả những gì họ có", một giáo viên tại Đại học Bắc Kinh nhận xét về cậu học trò cũ như vậy.
Khi trở thành tỷ phú, Lý Vĩnh Tân đã ủng hộ trường Đại học Bắc Kinh một tỷ tệ (khoảng 3.560 tỷ đồng), với tuyên bố: "Nếu không có những bát cháo miễn phí ngày đó, tôi sẽ không có được như hôm nay".
Mơ ước của người đàn ông này là ngày nào đó có thể quyên góp cho trường cũ 10 tỷ tệ để những sinh viên nghèo như ông trước đây có cơ hội được học tập và đổi đời.
(Sohu, Iz13)
Tags