- Rich kid 10 tuổi quay clip bịt mắt cũng đọc vanh vách được loạt tên túi hiệu, phản ứng của netizen mới là điều bất ngờ
- Sáng tạo cách ăn mì tôm không cần rửa bát nhưng cô gái lại khiến dân mạng tá hoả vì lo sợ độc hại
- Thực hư uống cà phê với chanh 'đốt mỡ thừa', đẩy mọi độc tố trong cơ thể
- Người phụ nữ bị cá heo cắn suýt chết: Mặt tối ác độc của loài cá thông minh nhất thế giới, thích săn lùng con cái để giao phối bầy đàn và thảm sát cá heo con
Bộ công cụ tư duy thiết kế là gì mà khiến cuộc sống của chúng ta khác nhau nhiều đến thế?
Người lớn thường "đóng khung" suy nghĩ của mình về các sự vật, hiện tượng mà họ cho rằng mình đã biết, đã trải qua. Ví dụ, nghĩ tới voi, trong đầu họ sẽ hiện ra hình ảnh loài động vật có cặp ngà.
Chính tư duy kiểu mặc định này khiến nhiều người không biết đến một thực tế phổ biến là 2-4% voi cái châu Phi không có ngà bẩm sinh và một thực tế ít phổ biến hơn là ở những nước mà voi bị săn bắn để lấy ngà, lấy thịt trên quy mô lớn, lâu dài (như ở Mozambique), có đến 1/3 số voi cái sinh ra đã không có ngà.
5 lợi ích chính của tư duy thiết kế
Với tư duy của người mới bắt đầu (giống như em bé 3-4 tuổi tò mò, liên tục đặt câu hỏi tại sao), chúng ta sẽ nhìn các sự vật, hiện tượng một cách khách quan, toàn diện, đúng bản chất của chúng, chứ không phải nhìn thấy chúng theo cách chúng ta học, hiểu một cách máy móc hoặc theo cách chúng ta mong muốn.
Vì vậy, tư duy của người mới bắt đầu chính là nền tảng cho thái độ của chúng ta: không có định kiến về cách thứ gì đó vận hành; không mong đợi về những điều sẽ xảy ra; luôn tò mò để tìm hiểu sâu hơn về mọi thứ; luôn sẵn sàng với tư duy mọi thứ đều khả thi bởi khi bắt đầu cuộc hành trình, không biết được điều gì có thể và không thể; thất bại sớm và thường xuyên; học hỏi nhanh chóng.
Từ thái độ đúng đó, chúng ta sẽ có cách hành xử đúng theo tư duy thiết kế. Đó là từ bỏ những định kiến về cách mọi thứ vận hành; tạm gác các kỳ vọng về những gì sẽ xảy ra; thúc đẩy sự tò mò để tìm hiểu thấu đáo hơn các sự kiện và vấn đề; luôn chuẩn bị tinh thần cho những điều mới mẻ; thường đặt ra những câu hỏi đơn giản; thử nghiệm mọi thứ và học hỏi từ chúng.
Tư duy thiết kế thường được hiểu là toàn bộ quá trình nghiên cứu, thử nghiệm các giả định và xác định lại vấn đề nhằm tìm ra giải pháp hoặc chiến lược tốt hơn. Tư duy thiết kế không chỉ giúp doanh nghiệp thấu hiểu hơn về khách hàng, từ đó gia tăng doanh thu, lợi nhuận, mà còn giúp mỗi cá nhân có được quyết định sáng suốt hơn, giúp họ cải thiện lối sống, nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc của mình.
Về bản chất, tư duy thiết kế là một quy trình để giải quyết các vấn đề cụ thể một cách sáng tạo, là một phương pháp thiết kế lấy con người làm trung tâm, nên nó đem lại nhiều lợi ích to lớn.
Tư duy thiết kế tập trung vào các vấn đề cần giải quyết, giải quyết đúng trọng tâm của vấn đề, tận dụng tư duy nhóm, mang lại sự thấu cảm với người dùng, đạt được bước đột phá không ngờ bằng cách nhanh chóng tạo ra nguyên mẫu, khuyến khích phản hồi nhanh (từ phía đối tượng tiếp nhận, người dùng, khách hàng…), trong khi không phải đầu tư quá nhiều thời gian, công sức, tiền bạc cho bất kỳ ý tưởng nào.
Đáng chú ý, tư duy thiết kế đi thẳng vào việc tạo lập giá trị, giải quyết vấn đề không theo cách truyền thống. Cụ thể là áp dụng các nguyên tắc thiết kế để giải quyết mọi vấn đề lớn nhỏ trong mọi lĩnh vực, ngành nghề.
6 giai đoạn của chu kỳ và 50 công cụ
Chu kỳ tư duy thiết kế vi mô có 6 giai đoạn, gồm: thấu hiểu, quan sát, xác định quan điểm, lên ý tưởng, tạo nguyên mẫu và thử nghiệm. Ở giai đoạn cuối cùng, có thể thêm vào bước suy ngẫm - giai đoạn quan trọng để chúng ta rút kinh nghiệm cho các hành động của mình. Có thể coi 3 giai đoạn đầu thuộc về không gian vấn đề và 3 giai đoạn tiếp theo thuộc về không gian giải pháp.
Để thấu hiểu bản thân hay người khác (khách hàng, người dùng tiềm năng…) nói chung, nhu cầu của họ nói riêng, có thể dùng đến các công cụ tư duy thiết kế phổ biến nhất, hiệu quả nhất, như "Phỏng vấn để thấu cảm", "Người dùng cực hạn", "5W + H" (các câu hỏi "cái gì, ai, khi nào, tại sao, ở đâu, thế nào")…
Trong giai đoạn quan sát, có thể dùng đến các công cụ như "AEIOU" (hoạt động-môi trường-tương tác-đồ vật-người dùng).
Khi xác định quan điểm, chúng ta tập trung vào việc đánh giá, diễn giải và cân nhắc những phát hiện mà mình đã thu thập được. Kết quả cuối cùng sẽ được đưa vào phần tổng hợp quan điểm. Các phương pháp như "lập sơ đồ ngữ cảnh", "kể chuyện", "khoảng nhìn"… cũng được sử dụng để trình bày các phát hiện.
Trong quá trình lên ý tưởng (một bước tiến để tìm ra giải pháp cho vấn đề), chúng ta sẽ áp dụng các hình thức động não khác nhau, những công cụ, kỹ thuật sáng tạo cụ thể, như "bỏ phiếu theo dấu chấm", làm việc với phép loại suy…
Để thử nghiệm các ý tưởng hoặc giải pháp một cách nhanh chóng, không gặp rủi ro, chúng ta sẽ xây dựng các nguyên mẫu bằng mô hình giấy đơn giản hoặc mô phỏng. Các nguyên vật liệu cần thiết có thể chỉ là giấy, lá nhôm, dây, keo, băng dính…
Sau khi nguyên mẫu được hoàn thiện là đến bước thử nghiệm, để người dùng tiềm năng tương tác với nguyên mẫu và chúng ta ghi lại kết quả. Ngoài thử nghiệm truyền thống, có thể sử dụng giải pháp số (các công cụ trực tuyến) để kiểm tra…
Cẩm nang thực chiến
Tất cả lý thuyết chuyên sâu và cập nhật nhất về tư duy thiết kế cũng như ứng dụng cụ thể trong thực tế cuộc sống được trình bày cô đọng, sống động trong bộ sách "The Design Thinking Toolbox – Bộ công cụ tư duy thiết kế", "Design Thinking Playbook - Thực hành tư duy thiết kế" và "Design Thinking Life Playbook: Tư Duy Thiết Kế Ứng Dụng Trong Cuộc Sống".
Bộ sách được trình bày rất sinh động, bắt mắt với nhiều bảng biểu, hình vẽ, ảnh màu… Nhưng quan trọng hơn, thông tin được cô đặc và "chuyện hóa" nên dễ đọc, dễ hiểu, dễ vận dụng trong thực tế đời sống.
Ví dụ, trong cuốn sách "Design Thinking Toolbox - Bộ công cụ tư duy thiết kế" phần về suy ngẫm - giai đoạn cuối cùng của tư duy thiết kế, nhóm tác giả cuốn sách phân tích kỹ về "chuẩn bị một bài thuyết trình", đưa ra các nhân vật cụ thể như cô Lilly cùng với biểu mẫu, quy trình, mô hình, nguyên vật liệu, công cụ (có link để tải xuống)…
Các tác giả không chỉ đơn thuần đưa ra lời khuyên của chuyên gia, kiểu như: "Tránh dùng các trang trình chiếu PowerPoint có văn bản. Tuy nhiên, nếu bạn muốn hiển thị các trang trình chiếu này, hãy tuân thủ quy tắc của Guy Kawasaki để có bài thuyết trình tốt: "10, 20, 30", nghĩa là 10 trang trình chiếu, bản trình bày 20 phút và cỡ chữ 30".
Dựa trên cuộc khảo sát lớn nhất trên toàn cầu về việc sử dụng tư duy thiết kế, nhóm tác giả (trong đó có tiến sĩ Michael Lewrick - tác giả cuốn "Design Thinking Toolbox - Toolbox dành cho tư duy thiết kế" và cuốn "Design Thinking Playbook - Thực hành tư duy thiết kế" bán chạy toàn cầu), đã mổ xẻ các công cụ, phương pháp quan trọng nhất để biến tư duy thiết kế thành hành động hiệu quả. Khoảng 50 công cụ được đưa vào sách và phân bổ cho các bước riêng lẻ trong chu trình tư duy thiết kế.
"Đọc cuốn sách này để tìm hiểu thêm về thế giới của tư duy thiết kế, đổi mới sáng tạo, bạn sẽ biết cách: làm quen nhanh chóng với các công cụ tư duy thiết kế tốt nhất; chọn các cách khởi động, công cụ và phương pháp thích hợp; khám phá những con đường tư duy mới; lập kế hoạch cho các hội thảo về tư duy thiết kế khác nhau; vận dụng các bí quyết ứng dụng thực tế", ông Võ Xuân Hoài, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), khẳng định.
Tags