(Thethaovanhoa.vn) - Hôm nay, tại Nhật Bản, Shibuya - nghi phạm trong vụ sát hại bé gái Lê Thị Nhật Linh - đã bị cáo buộc tội giết người. Điều đó đồng nghĩa hắn phải đối mặt án tử hình treo cổ.Tội giết người được Nhật áp dụng mức án nào?
- Thủ tướng Nhật Bản gửi lời thăm hỏi gia đình cháu Nhật Linh
- Chân dung nghi phạm sát hại bé Nhật Linh ở Nhật Bản
- ADN của nghi phạm trùng khớp với mẫu ADN trên thi thể bé Nhật Linh
Cho đến giờ, người Nhật vẫn chưa ngừng tranh cãi về cách thi hành án tử bằng treo cổ dù thực tế, số đông người dân ủng hộ bảo lưu án tử hình. Chính phủ nước này coi đây là một công cụ để giảm tỷ lệ tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Theo luật hiện hành, Nhật Bản xem xét tuyên án tử hình theo 9 tiêu chí trong đó có mức độ phạm tội; động cơ; cách thức phạm tội; hậu quả của hành vi tội ác, đặc biệt là số lượng nạn nhân; ảnh hưởng của hành vi tội ác đối với xã hội Nhật Bản... Tội giết một người sẽ không bị tuyên án tử hình nếu không có tình tiết tăng nặng như hãm hiếp hoặc cướp của.
Bé Lê Thị Nhật Linh bị sát hại gây chấn động dư luận Nhật Bản
Hôm nay, tại Nhật Bản, Shibuya - nghi phạm trong vụ sát hại bé gái Lê Thị Nhật Linh - đã bị cáo buộc tội giết người. Điều đó đồng nghĩa hắn phải đối mặt án tử hình treo cổ.
Trước đó, anh Lê Anh Hào, bố bé Nhật Linh cho biết, anh chỉ có thể tha thứ cho nghi phạm Shibuya khi con anh có thể sống lại.
Nghi can Shibuya bị cáo buộc tội giết người
Thực tế, năm 2012, khi án treo cổ được thi hành với 3 tù nhân bị buộc tội giết nhiều người, dư luận Nhật Bản đã xảy ra cuộc tranh cãi. Nhiều người cho rằng, cần phải bãi bỏ án tử hình.
Theo luật của Nhật, tử tù được đưa vào căn phòng ốp gỗ có rèm phía trên, bị buộc dây thừng quanh cổ rồi bị thả xuống căn phòng bên dưới, gây ra cái chết nhanh chóng. Được biết, từ năm 1993 đến năm 2016, Nhật Bản đã thi hành án tử 108 tù nhân.
Trong một cuộc thăm dò, người Nhật cho rằng, tử hình là một công cụ để giảm tỷ lệ tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 80,3% người dân được hỏi tin rằng án tử hình là không thể tránh khỏi trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng, 9,7% cho rằng nên bãi bỏ.
B.T
Tags