Do chủ quan nên người phụ nữ này đã không đi khám kịp thời khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường.
Chị Vương, 40 tuổi (Trung Quốc) là một bà nội trợ. Dạo gần đây, chị đột nhiên bị đau chân.
Lúc đầu, chị Vương cho rằng đau chân là dấu hiệu của tuổi già nên không để tâm. Chị chỉ giảm bớt khối lượng công việc, ngâm chân bằng nước ấm vào mỗi tối. Nhưng triệu chứng đau chân không thuyên giảm, có xu hướng nặng hơn.
Chồng chị Vương khi biết chuyện rất lo lắng và khuyên vợ nên tới bệnh viện kiểm tra sớm, nếu có vấn đề gì còn điều trị kịp thời. Còn nếu không có vấn đề thì có thể yên tâm, không phải suy nghĩ nhiều.
Vì sức khỏe, chị đã cùng chồng đến bệnh viện kiểm tra tổng quát. Kết quả bất ngờ khi bác sĩ thông báo chị bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối.
Nghe bác sĩ chẩn đoán, gia đình chị Vương không chấp nhận được. Không ai ngờ cơn đau chân kéo dài lại là triệu chứng của căn bệnh ung thư quái ác. Nhiều người sẽ thắc mắc: Đau chân lâu ngày và ung thư cổ tử cung có liên quan gì với nhau? Hãy theo dõi thông tin dưới đây để có thêm kiến thức sức khỏe.
Vì sao phụ nữ thường xuyên đau nhức chân lại có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung?
Thông thường, ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu không gây ra triệu chứng đau chân. Tuy nhiên, ở giai đoạn nặng của bệnh, các tế bào ung thư trong cơ thể người bệnh di căn vào xương. Khi các tế bào ung thư xâm nhập vào chân dưới sẽ gây đau nhức vùng đùi. Vì thế mà nhiều người có biểu hiện đau một hoặc cả hai bên đùi.
Vì vậy, các bạn nữ khi thấy đau chân bất thường cần nhanh chóng tới bệnh viện kiểm tra để loại trừ nguyên nhân và điều trị triệu chứng.
Một số triệu chứng khác của ung thư cổ tử cung
Vậy ngoài đau chân, bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung còn có những triệu chứng liên quan nào khác?
1. Chảy máu âm đạo
Ung thư cổ tử cung không có biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn đầu nhưng sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo ở giai đoạn giữa và cuối. Bạn có thể chảy máu vào giữa các kỳ kinh nguyệt, trong hoặc sau khi quan hệ tình dục hoặc bất cứ lúc nào sau khi hết chu kỳ.
Điều này là do khi tế bào ung thư phát triển sẽ gây vỡ các mạch máu lân cận. Chảy máu phụ thuộc phần lớn vào lượng tế bào ung thư đã làm hỏng các mạch máu trong cơ thể.
Vì vậy, nếu ra máu nhiều hơn bình thường trong kỳ kinh nguyệt hoặc xuất huyết âm đạo sau khi hết kỳ, bạn cần hết sức lưu ý. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, hãy đi kiểm tra nhanh chóng để loại trừ khả năng mắc ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt.
2. Tiết dịch âm đạo bất thường
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 80% phụ nữ bị ung thư cổ tử cung sẽ tăng tiết dịch. Khí hư là dịch tiết của âm đạo, sự hình thành của nó liên quan đến nội tiết tố nữ estrogen trong cơ thể. Ở điều kiện bình thường, dịch tiết ra từ cơ thể phụ nữ có màu trắng và dính.
Khi tới chu kỳ kinh nguyệt, lượng dịch tiết ra có sự thay đổi. Tuy nhiên, vì chu kỳ kinh nguyệt gần như cố định nên lượng dịch tiết cũng sẽ duy trì trong phạm vi hợp lý. Nếu dịch trắng tăng lên mà không rõ lý do, đó có thể là tín hiệu nguy hiệu từ cơ thể, bạn không được bỏ qua.
Dịch âm đạo tiết ra nhiều bất thường, có màu xanh hoặc màu vàng, cùng mủ máu thì rất có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu. Tuy nhiên, những triệu chứng này cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý phụ khoa khác. Vì vậy để xác định nguyên nhân chính xác, bạn cần đi khám phụ khoa.
3. Tần suất đi tiểu gia tăng
Ở giai đoạn cuối của bệnh ung thư cổ tử cung, do sự phát tán ra bên ngoài của tế bào ung thư gây chèn ép các mô và cơ quan gần tử cung ở mức độ khác nhau. Điều này gây tổn thương cho cơ thể, dẫn đến xuất hiện nhiều triệu chứng. Trong đó có việc đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, nguyên nhân là do khối u chèn ép bang quang.
Ngoài ra, một số bệnh nhân ung thư cổ tử cung còn có thể bị táo bón, đau bụng, tê bì chân tay,… Vì vậy, nếu thấy bản thân đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp thì cần chú ý. Đây rất có thể là do sự lây lan của tế bào ung thư cổ tử cung. Việc tiểu tiện, đại tiện xuất hiện ít máu cũng là triệu chứng cảnh báo.
Ngoài ra, ung thư cổ tư cung có thể khiến bạn bị đau vùng xương chậu, đau lưng dưới. Các cơn đau âm ỉ đến buốt, tập trung ở vùng xương hông, sau đó khuếch tán dần hoặc có thể xuất hiện cùng lúc. Nếu cơn đau chỉ mới gần đây và bạn đang không trong kỳ kinh nguyệt thì có thể đó chính là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung.
Cách ngăn ngừa ung thư cổ tử cung
1. Điều độ trong vấn đề quan hệ tình dục
Ngày nay, mọi người trở nên cởi mở hơn, việc chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân tăng lên nhiều. Điều này làm tăng tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung, và nó cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến bệnh nhân ung thư cổ tử cung có xu hướng trẻ hóa.
Virus HPV là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung. Đây là một loại virus có tính đặc hiệu cao đối với vật chủ, hoạt động trong môi trường ẩm ướt, nhiệt độ cao. Cổ tử cung sẽ bị virus HPV xâm nhập, lâu ngày sẽ dẫn đến ung thư ác tính. Vì vậy, các bạn nữ nên kiểm soát tần suất giao hợp một cách hợp lý.
2. Vệ sinh cơ thể thường xuyên
Các bạn nữ nên chú ý vệ sinh cơ thể, nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt. Bạn cần tắm rửa hàng ngày để đảm bảo bộ phận sinh dục luôn sạch sẽ, tránh vi khuẩn xâm nhập, thay băng vệ sinh đều đặn. Băng vệ sinh nên được thay 2 giờ/lần. Nếu lượng kinh nguyệt ít, thời gian thay băng có thể được kéo dài một cách thích hợp để giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn.
3. Hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh
Bạn cần bỏ thuốc lá và hạn chế bia rượu,… Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những phụ nữ hút thuốc và uống rượu có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao gấp đôi so với những phụ nữ không sử dụng chúng.
Trong thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hại như nicotin, hắc ín,.. Nếu phụ nữ hút thuốc lá trong thời gian dài sẽ làm giảm sức đề kháng và dễ bị nhiễm virus.
Sau khi nhiễm virus Human papilloma nếu cơ thể có sức đề kháng mạnh thì có thể tự phân hủy nhưng với sức đề kháng yếu thì không. Lúc này, virus có thể nhân lên với số lượng lớn trong cổ tử cung và tiếp tục lây nhiễm dẫn đến ung thư cổ tử cung.
4. Tiêm vaccine HPV kịp thời
Bệnh ung thư cổ tử cung của phụ nữ có liên quan mật thiết đến việc nhiễm virus HPV. Vì vậy, biện pháp trực tiếp nhất để giảm thiểu rủi ro là tiêm vaccine HPV.
Ở trường hợp bình thường, cơ thể phụ nữ sau khi tiêm phòng sẽ hình thành kháng thể. Khi virus HPV xâm nhập vào cơ thể thì kháng thể này đóng vai trò ngăn chặn và phá hủy các mô tế bào. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung.
Lưu ý rằng phụ nữ mang thai không được tiêm phòng. Vì chưa nghiên cứu thành công khi vaccine tác dụng vào phụ nữ mang thai sẽ đảm bảo không gặp biến chứng. Bên cạnh đó, tác dụng phụ của vaccine có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu, khiến mẹ bầu cảm thấy uể oải, mệt mỏi.
Tuy nhiên, phụ nữ đang cho con bú là đối tượng chống chỉ định của một số loại vaccine phòng tránh, tuy nhiên với vaccine HPV thì đối tượng này không nằm trong những trường hợp chống chỉ định. Theo các chuyên gia cho rằng phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm vaccine bình thường mà không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của em bé.
Tỷ lệ phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung đang tăng lên hàng năm và đang có xu hướng trẻ hóa. Do ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu không có biểu hiện rõ ràng nhưng khi phát hiện bệnh thì đã bước sang giai đoạn nặng nên tỷ lệ tử vong là rất cao.
Ung thư cổ tử cung tuy đáng sợ nhưng bạn không cần quá lo lắng. Đối với hầu hết các bạn nữ, chỉcần duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thực hiện kiểm soát virus HPV định kỳ thì tỷ lệ mắc giảm đi rất nhiều.