Người phụ nữ khẳng định chưa từng lừa dối chồng cả trước và sau đám cưới, thế nhưng kết quả xét nghiệm ADN lại khiến cho cô vô cùng bối rối.
Xét nghiệm ADN là xét nghiệm dùng ADN có trong các tế bào của cơ thể để xác định quan hệ huyết thống giữa hai cá thể vì ADN của một cơ thể thừa hưởng từ cả cha lẫn mẹ và quy định đặc điểm riêng biệt của từng cá thể. Và theo các chuyên gia, đây chính là cách chính xác nhất để kiểm tra quan hệ huyết thống.
Tuy nhiên, xung quanh câu chuyện xét nghiệm ADN này phải chăng vẫn còn những bí ẩn mà chúng ta chưa biết đến, giống như tình huống dưới đây?
Người phụ nữ hoang mang với kết quả ADN vì chưa từng phản bội chồng
Theo thông tin được đăng tải trên tờ The Mirror của Anh, cách đây vài tháng, David Bondze-Mbir - một nhạc sĩ kiêm người nổi tiếng trên mạng xã hội của Ghana - một quốc gia Tây Phi đã chia sẻ một câu chuyện khó tin của một người phụ nữ ở nước này.
Bài chia sẻ của anh David trên Facebook.
Là người nổi tiếng, anh David thường nhận được tin nhắn từ các cư dân mạng, đa phần trong đó là để hỏi lời khuyên cũng như muốn xin anh tư vấn để vượt qua các vấn đề trong cuộc sống. Anh David cho biết, vào cuối năm ngoái, một người phụ nữ giấu tên đã tìm đến anh để chia sẻ câu chuyện khó nói của mình.
Theo đó, người phụ nữ giấu tên trên cho biết cô đã âm thầm cho một đứa con của mình đi xét nghiệm huyết thống sau khi thấy bé hơi có gì đó không giống với họ. Bản thân người phụ nữ khẳng định cô chưa bao giờ lừa dối chồng, chưa bao giờ qua lại với bất kỳ người đàn ông nào kể cả trước và sau đám cưới.
Thế nhưng, kết quả xét nghiệm ADN khiến cô vô cùng bối rối: Đứa trẻ là con ruột của cô nhưng lại không có quan hệ huyết thống với chồng cô. Phải giải thích chuyện này như thế nào đây?
"Sẽ không ai tin rằng cô ấy chưa từng ngoại tình. Cô ấy đã có bầu đứa trẻ này vài tháng sau đám cưới. Tuy nhiên, tôi thì tin vào điều chia sẻ của cô ấy, rằng cô ấy không hề có người đàn ông nào khác ngoài chồng mình. Một số chuyên gia y tế thì đưa ra 1 khả năng, đó là đứa trẻ chỉ mang ADN của mẹ, và điều đó đã được khoa học chứng minh", David viết trong bài đăng.
Giả thuyết về hiện tượng Chimera khiến nhiều người sửng sốt
Trong khi đó, hàng ngàn người đã để lại bình luận và đưa ra các giả thuyết cho câu chuyện này. Một số người thì cho rằng người mẹ nên làm xét nghiệm huyết thống giữa mình với đứa trẻ để xem đó có phải là con ruột của cô ấy không, nếu không thì rõ ràng đứa trẻ đã bị vô tình hoặc cố tình đánh tráo ở trong bệnh viện phụ sản.
Cũng có người thì phỏng đoán người phụ nữ đã nói dối và muốn "dọn đường" cho việc công bố câu chuyện để người chồng tin rằng mình không bị phản bội, hoặc người phụ nữ đã làm chuyện đó với người khác trong lúc say rồi không nhớ gì...
"Một người phụ nữ chưa từng phản bội chồng, không có gì lăn tăn về chuyện huyết thống thì tại sao lại phải âm thầm đi làm xét nghiệm ADN, tôi thấy có gì đó không ổn trong câu chuyện này", một người dùng mạng thắc mắc.
"Đến anh em sinh đôi còn không giống nhau hoàn toàn, thì việc con cái có những đặc điểm ngoại hình khác với bố mẹ chẳng có gì là chuyện to tát. Tại sao cô ấy lại nghĩ đến chuyện đi làm xét nghiệm ADN chỉ vì thấy con không giống với cô ấy và chồng cô ấy? Chỉ riêng điều này đã khiến tôi nghi ngờ", netizen nữa cũng có chung nhận định.
Hiện tượng là đột biến di truyền vô cùng hiếm gặp trên cơ thể con người. (Ảnh minh họa)
Song đáng chú ý nhất phải là giả thuyết được vài người đưa ra, nói về hiện tượng Chimera trong di truyền học, tức là con không mang bộ gien của bố mẹ. Người chồng rất có thể có một người anh em song sinh, nhưng bào thai này đã không phát triển và được sinh ra. Mô của bào thai này có chứa các tế bào với bộ gien khác được hấp thụ sang người anh em song sinh còn lai, chính là chồng của người phụ nữ.
Nếu mô này phát triển thành cơ quan sinh sản của anh ta thì bộ gien của nó sẽ được truyền sang cho đứa bé, tức là con của người phụ nữ đó có thể đang mang gien từ người anh em song sinh của cha mình.
Đây là một trường hợp rất hiếm gặp với xác suất là 1 trên hàng triệu người, tuy nhiên không phải là không thể xảy ra. Năm 2002, các nhà nghiên cứu ghi nhận trường hợp Chimera đầu tiên trên tạp chí Y khoa New England. Bà Karen Keegan tới từ Boston, Mỹ cần được ghép thận và con trai bà được xét nghiệm xem có phù hợp để hiến không. Thật bất ngờ, kết quả xét nghiệm gien cho thấy bà Karen không phải là mẹ ruột của con trai mình.
Các xét nghiệm tiếp theo cho thấy, tế bào máu của bà Karen có một kiểu gien, trong khi buồng trứng lại có kiểu gien khác. Chính các tế bào ở buồng trứng này đã sản sinh ra trứng, dẫn tới việc con trai bà có bộ gien khác biệt so với mẹ mình.
Gia đình chị Lydia Fairchild.
Trường hợp thứ hai được biết đến là vào năm 2014. Một cặp vợ chồng sinh con trai nhờ thụ tinh nhân tạo. Cậu bé sinh ra khỏe mạnh, nhưng kỳ lạ, nhóm máu của cậu bé không trùng với cả cha lẫn mẹ. Lúc bấy giờ, các bác sĩ kết luận, cha đứa bé là 1 người khác.
Nghi ngờ có sự nhầm lẫn, cặp vợ chồng tiếp tục gửi kết quả xét nghiệm yêu cầu bệnh viện giải thích. Tuy nhiên bệnh viện vẫn khẳng định không có sai sót.
Sau đó cặp vợ chồng đã tìm đến nhà di truyền học Barry Starr, ĐH Stanford (Mỹ). Ông Barry đề nghị thực hiện xét nghiệm huyết thống trực hệ. Kết quả cho thấy: Ông bố hiện tại và đứa trẻ chỉ có quan hệ chú - cháu. Gien lấy từ tế bào trên mặt của anh hoàn toàn khác với gien trong tinh trùng.
Cụ thể, bé trai là con của của ông bác - người anh trai song sinh với người bố hiện tại nhưng đã bị cơ thể người em "nuốt" mất khi cả hai mới là bào thai trong bụng mẹ.
Lydia Fairchild, 1 phụ nữ Mỹ sinh năm 1976, cũng là một trường hợp liên quan đến hiện tượng Chimera khá nổi tiếng khi sinh ra 3 con nhưng không có đứa trẻ nào mang gien của cô.
Tags